Nghị định 136 quy định về các hạng mục phải xin thẩm duyệt thiết kế PCCC

Nghị định 136 quy định về các hạng mục phải xin thẩm duyệt thiết kế PCCC

Để xây dựng một dự án, công trình thì cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục để xin phép xây dựng. Trong đó có thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Tuy nhiên, không phải công trình nào cũng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Cùng Sumitech tìm hiểu xem loại hình dự án, công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhé.

1. Những đối tượng thuộc diện phải xin thẩm duyệt thiết kế PCCC

Theo khoản 3 điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật quy hoạch.
  • Các dự án, công trình quy định tại phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản B điều này.
  • Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn Phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục 5 ban hành kèm theo nghị định này. Khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Như vây, khi xây dựng mới một dự án, công trình nào đó, muốn biết có thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chúng ta phải xem dự án, công trình đó có thuộc Phụ lục 5 Nghị định 136 của Chính phủ hay không.

2. Phụ lục 5 Nghị định 136 của Chính phủ về Luật PCCC và luật sửa đổi bổ sung PCCC

Phụ lục 5 Nghị định 136 của Chính phủ bao gồm 21 mục, trong đó liệt kê cụ thể các hạng mục công trình với các tiêu chí về số tầng, số cấp, số người,..

 

Phụ lục 5 Nghị định 136 về PCCC trang số 1
Phụ lục 5 Nghị định 136 về PCCC trang số 1
Phụ lục 5 Nghị định 136 về PCCC trang số 2
Phụ lục 5 Nghị định 136 về PCCC trang số 2

3. Các ví dụ cụ thể về các hạng mục phải xin phẩm duyệt thiết kế PCCC

Để làm căn cứ xác định công trình có phải làm thẩm duyệt thiết kế về PCCC, sau đây cùng Sumitech điểm qua một số ví dụ cụ thể một số dạng công trình và xác định xem công trình đó có thuộc diện phải xin phẩm duyệt PCCC không nhé.

3.1. Ví dụ 1

Công trình khách sạn có quy mô 6 tầng, khối tích 4.500m3.

Căn cứ công năng sử dụng thì công trình được đối chiếu theo mục số 7 của phụ lục 5 Nghị định 136.

mục 7 phụ lục 5 NĐ 136
mục 7 phụ lục 5 NĐ 136

Với quy mô 6 tầng và 4.500m3 thì công trình khách sạn không thuộc danh mục dự án, công trình phải thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy.

3.2. Ví dụ 2

Công trình văn phòng có quy mô gồm 1 hầm, 3 tầng và tầng sân thượng, khối tích công trình 6.000m3.

Căn cứ công năng sử dụng thì công trình được đối chiếu theo mục số 8 của phụ lục 5 Nghị định 136.

Mục 8 phụ lục 5 Nghị định 136
Mục 8 phụ lục 5 Nghị định 136

Với quy mô khối tích công trình 6.000m3, lưu ý khối tích công trình có tính cả khối tích của tầng hầm thì công trình văn phòng này thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Như vậy, TACOTEK đã tư vấn đến bạn những hạng mục cần phải xin thẩm duyệt thiết kế PCCC cũng như các tra cứu, kiểm tra các hạng mục cần phải làm thẩm duyệt này theo quy định của Nghị định 136 về PCCC áp dụng từ 10/01/2021.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc áp dụng luật PCCC trong thi công, đặc biệt là PCCC trong Khu công nghiệp, trong các nhà máy sản xuất, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến TACOTEK.

TACOTEK là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn và thi công PCCC trong các nhà máy công nghiệp. Chúng tôi có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, đủ chứng nhận tư vấn và kinh doanh dịch vụ PCCC.

Dịch vụ khác