Yêu cầu kỹ thuật đối với các giải pháp khắc phục nội dung không đảm bảo quy định về khoảng cách PCCC, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Mã sản phẩm : Yêu cầu kỹ thuật đối với các giải pháp khắc phục
Liên hệ

Yêu cầu kỹ thuật đối với các giải pháp khắc phục nội dung không đảm bảo quy định về khoảng cách PCCC, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan.

(Ban hành kèm Nghị quyết số       /2017/NQ-HĐND ngày     /     /2017

của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

 

Khoảng cách phòng cháy chống cháy (PCCC): Khoảng cách giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc các kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp ngôi nhà hoặc công trình có phần kết cấu làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì khoảng cách nhỏ nhất phải lấy là khoảng cách giữa các kết cấu này.

1. Đối với nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp quy định tại Bảng E 1 QCVN 06:2010/BXD

Bảng E 1

Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất

Khoảng cách (m) đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa

I, II

III

IV, V

I, II

6

8

10

III

8

8

10

IV, V

10

10

15

CHÚ THÍCH:

1) Khoảng cách giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc các kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp các kết cấu của ngôi nhà hoặc công trình làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì phải lấy khoảng cách giữa các kết cấu này.

2) Khoảng cách giữa các bức tường không có lỗ cửa sổ cho phép lấy nhỏ hơn 20% ngoại trừ các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV và V.

3) Đối với các nhà 2 tầng có kết cấu khung và tấm với bậc chịu lửa V, cũng như các nhà được lợp bằng vật liệu cháy thì khoảng cách PCCC cần phải tăng thêm 20%.

4) Khoảng cách giữa các ngôi nhà có bậc chịu lửa I và II được phép nhỏ hơn 6 m, nếu các bức tường của ngôi nhà cao hơn nằm đối diện với ngôi nhà khác là các tường ngăn cháy.

5) Không quy định khoảng cách giữa các nhà ở, cũng như giữa các nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt khác khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cả diện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nhất trong phạm vi của một khoang cháy (xem Phụ lục H, nhà nhóm F.1, F.2).

2. Đối với các nhà và công trình công nghiệp quy định tại Bảng E2 QCVN 06:2010/BXD

Bảng E 2

Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất

Khoảng cách (m) đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa

I, II

III

IV, V

I, II

- Đối với các nhà và công trình thuộc hạng sản xuất D và E: không quy định.

- Đối với nhà và công trình thuộc hạng sản xuất A, B và C: 9 m (xem thêm Chú thích 3).

9

12

III

9

12

15

IV và V

12

15

18

CHÚ THÍCH:

1) Khoảng cách nhỏ nhất giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp ngôi nhà hoặc công trình có phần kết cấu làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì khoảng cách nhỏ nhất phải lấy là khoảng cách giữa các kết cấu này.

2) Không quy định khoảng cách giữa các ngôi nhà sản xuất và công trình công nghiệp trong những trường hợp sau:

a) Nếu tổng diện tích mặt sàn của từ 2 ngôi nhà trở lên có bậc chịu lửa III, IV không vượt quá diện tích cho phép tầng lớn nhất trong phạm vi một khoang cháy (Phụ lục H);

b) Nếu như tường của ngôi nhà hay công trình cao hơn hoặc rộng hơn, quay về phía một công trình khác là bức tường ngăn cháy;

c) Nếu các ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa III không phụ thuộc vào độ nguy hiểm cháy theo hạng sản xuất của chúng có các bức tường đứng đối diện là tường đặc hoặc tường có lỗ được xây kín bằng gạch block kính (hoặc kính có cốt) với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 1 giờ.

3) Khoảng cách đã cho đối với những ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II, thuộc hạng sản xuất A, B, C, được giảm từ 9 m xuống còn 6 m khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Ngôi nhà và công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động;

b) Tải trọng riêng làm bằng các chất cháy trong các ngôi nhà thuộc hạng sản xuất C nhỏ hơn hoặc bằng 10 kg tính trên 1 m2 diện tích tầng.

3. Các trường hợp khoảng cách PCCC được lấy nhỏ hơn quy định

a) Khoảng cách PCCC của ngôi nhà được xác định trong trường hợp này là khoảng cách từ ngôi nhà đến đường ranh giới khu đất của ngôi nhà (không phải khoảng cách đến một ngôi nhà khác ở khu đất bên cạnh);

GHI CHÚ: Đường ranh giới khu đất của ngôi nhà có thể là đường nằm trùng hoặc song song với một cạnh của ngôi nhà hoặc hợp với một cạnh của ngôi nhà một góc nhỏ hơn 80o.

b) Cho phép tường ngoài của ngôi nhà cách đường ranh giới khu đất của nhà trong phạm vi từ 0 mét đến nhỏ hơn 1,0 m; với các điều kiện sau:

+ Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV;

+ Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.

c) Nếu tường ngoài của ngôi nhà cách đường ranh giới khu đất của nhà một khoảng lớn hơn 1,0 m thì cho phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lửa thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường. Diện tích cho phép lớn nhất của phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài được quy định phụ thuộc vào khoảng cách của tường ngoài đó đến đường ranh giới khu đất của nhà, và được cho trong Bảng E 3.

CHÚ THÍCH: Phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài thường là các phần sau:

- Các cửa (cửa đi, cửa sổ,...) không đáp ứng yêu cầu là các cửa ngăn cháy trong tường ngăn cháy;

- Các phần tường có giới hạn chịu lửa thấp hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy tương ứng;

- Các phần tường mà bề mặt ngoài có sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy bằng và cao hơn các nhóm Ch2 và LT2.

Bảng E 3

Khoảng cách nhỏ nhất giữa mặt bên của ngôi nhà tới đường ranh giới khu đất (m)

Tỷ lệ % diện tích lớn nhất của các vùng bề mặt không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với ranh giới khu đất

Nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp

Nhà và công trình công nghiệp, nhà kho

1,0

1,0

4,0

1,5

2,0

8,0

3,0

4,0

20,0

6,0

8,0

40,0

CHÚ THÍCH:

1) Khi tính toán xác định diện tích lớn nhất của bề mặt không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài, có thể bỏ qua không tính các vùng sau:

- Vùng có diện tích nhỏ hơn 1 m2 và khoảng cách đến bất kì một vùng không được bảo vệ chống cháy khác phải không nhỏ hơn 4 m;

- Vùng không được bảo vệ chống cháy có diện tích nhỏ hơn 0,1 m2 và khoảng cách đến bất kỳ một vùng không được bảo vệ chống cháy khác phải không nhỏ hơn 1,5 m;

- Vùng tường ngoài của một cầu thang bộ có buồng thang và các tường bên trong của buồng thang đảm bảo yêu cầu ngăn cháy tương ứng với bậc chịu lửa của nhà;

- Vùng bề mặt ngoài của tường ngoài có sử dụng vật liệu với tính nguy hiểm cháy bằng và cao hơn các nhóm Ch2 và LT2 thì diện tích không được bảo vê chống cháy được lấy bằng 1/2 diện tích của vùng đó.

2) Các giá trị trung gian có thể xác định bằng cách nội suy.

* Khi khoảng cách PCCC, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan không đảm bảo, thực hiện các giải pháp sau:

a. Xây tường ngăn cháy,Vách ngăn cháy, Cửa chống cháy

Bảng 1 - Phân loại bộ phận ngăn cháy

Bộ phận ngăn cháy

Loại bộ phận ngăn cháy

Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không nhỏ hơn

Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn

Loại khoang đệm ngăn cháy, không thấp hơn

Tường ngăn cháy

1

RЕI 150

1

1

2

RЕI 60

2

2

Vách ngăn cháy

1

ЕI 45

2

1

2

ЕI 15

3

2

Sàn ngăn cháy

1

RЕI 150

1

1

2

RЕI 60

2

1

3

RЕI 45

2

1

4

RЕI 15

3

2

 

Chú thích:Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện nêu trên được sử dụng danh định tại Phụ lục F QCVN 06:2010/BXD

Giới hạn chịu lửa của các loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2

Cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy

Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy

Giới hạn chịu lửa, không nhỏ hơn

Cửa đi, cổng, cửa nắp, van

1

ЕI 70

2

ЕI 45*

3

ЕI 15

Cửa sổ

1

Е 70

2

Е 45

3

Е 15

Màn chắn

1

ЕI 70

GHI CHÚ: * - Giới hạn chịu lửa của cửa trong giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E 45

Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ngăn cháy (vách, sàn, cửa và van ngăn cháy) ở cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy phải phù hợp quy định tại Bảng 3.

Bảng 3

Loại khoang đệm ngăn cháy

Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm, không nhỏ hơn

Vách ngăn của khoang đệm

Sàn của khoang đệm

Cửa và van ngăn cháy của khoang đệm

1

2

EI 45

EI 15

REI 45

REI 15

EI 30

EI 15

         

b. Vùng ngăn cháy:Trong mọi trường hợp cho phép thay đổi tường ngăn cháy bằng vùng ngăn cháy với chiều rộng không nhỏ hơn 12m. Vùng ngăn cháy là khoảng đệm chia ngôi nhà theo suốt chiều rộng (chiều dài) và chiều cao.

- Các phòng trong vùng ngăn cháy không được sử dụng hay bảo quản các chất khí, chất lỏng và vật liệu dễ cháy cũng như các quá trình tạo ra bụi dễ cháy. Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện và bộ phận của ngôi nhà trong vùng ngăn cháy phải đảm bảo:

+ 45 phút đối với tường ngăn giữa vùng ngăn cháy và các khu vực khác

+ 15 phút đối với vách ngăn

+ 150 phút đối với cột

+ 45 phút đối với sàn, mái và tường ngoài.

Chú thích:  Trong các ngôi nhà một tầng có bậc chịu lửa III, IV, V không sử dụng bao quan các chất khí, chất lỏng dễ cháy cũng như không có các quá trình tạo ra bụi dễ cháy cho phép thay thế tường ngăn cháy bằng vùng ngăn cháy với chiều rộng không nhỏ hơn 6m.

- Trên ranh giới vùng ngăn cháy với các khu vực khác phải có tường ngăn cháy với giới hạn chịu lửa không ít hơn 45 phút và các tấm ngăn thang đứng bằng vật liệu không cháy trong giới hạn chiều cao của các kết cấu chịu lực của mái nhưng không nhỏ hơn l,5m.

- Các giải pháp kết cấu của vùng ngăn cháy ở các công trình theo thiết kế, phải đảm bảo các chức năng của vùng ngăn cháy khi các kết cấu nối với nó bị phá hủy một phía do cháy.

c. Giảm thiểu số lượng chất hàng nguy hiểm cháy, nổ;

d. Sắp xếp hàng hóa tạo khoảng cách an toàn đến khu vực có nguồn nhiệt, nguồn lửa, thiết bị điện

e. Màn nước ngăn cháy: nếu không thể bố trí được các tường ngăn cháy thì cho phép thay thế tường ngăn cháy bằng thiết bị tạo màn nước Drencher bố trí thành 2 dải cách nhau 0,5 m và với cường độ phun không nhỏ hơn 1 lít/giây cho mỗi mét chiều dài màn nước (tính chung cho cả 2 dải). Khoảng thời gian duy trì màn nước ít nhất là 1 giờ./.