Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cho hệ thống chống sét

……..(1)………
……..(2)………

BẢNG ĐỐI CHIẾU

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

1. Tên công trình:                                                                    

2. Địa điểm xây dựng:                                                                    

3. Chủ đầu tư:                                                                     

4. Cơ quan thiết kế:                                                                     

5. Cán bộ thẩm duyệt:                                                                    

6. Các quy phạm pháp luật và Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:

6.1. Danh mục các quy phạm pháp luật và Quy chuẩn, tiêu chuẩn đối chiếu

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ;

- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, ngày 06/4/2020 của Chính Phủ;

- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

6.2 Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn tham khảo

- TCN 86:2004: Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, Chống sét và chống tĩnh điện

- TCVN 6486:2008 Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – tồn chứa dưới áp suất - yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt

- QCVN 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu

- QCVN 01:2019/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ

7. Quy mô, sự phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế và danh mục bản vẽ

7.1. Quy mô của công trình: Cần mô tả quy mô chi tiết của công trình…

7.2. Sự phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế: Cần so sánh sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn Chủ đầu tư nêu tại Thuyết minh, bản vẽ thiết kế có phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về PCCC hay không. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài về hệ thống PCCC phải thực hiện việc chấp thuận theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài khác về xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

Kết luận: Đã bảo đảm hay chưa.

7.3. Danh mục bản vẽ: Thống kê chi tiết danh mục bản vẽ thiết kế Chủ đầu tư gửi kèm.

- Thuyết minh: … quyển;

- Bản vẽ hệ thống chống sét: …………………..

(lưu ý chỉ  cần đối chiếu, thống kê  mục 7 nêu trên một lần nếu ghép chung bảng đối chiếu)

8. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo tiêu chuẩn quy định:                                    

                          

     *Chú thích: (+) - Đạt; (KN) - Kiến nghị

TT

Nội dung đối chiếu

Thiết kế

Quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn

Khoản, Điều

Kết luận

1

2

3

5

6

 

X

Hệ thống chống sét

 

 

 

 

1

Yêu cầu thiết kế

 

- Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy sản xuất thuốc nổ, kho chứa nhiên liệu hoặc tương đương cần sự bảo vệ cao nhất khỏi các nguy cơ bị sét đánh.

- Một số trường hợp khác:

+ Nơi tụ họp đông người;

+ Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;

+ Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;

+ Nơi có các kết cấu rất cao hoặc đứng đơn độc một mình;

+ Nơi có các công trình có giá trị văn hóa hoặc lịch sử;

+ Nơi có chứa các vật liệu dễ cháy, nổ.

Điều 7.1

TCVN 9385:2012

 

2

Vật liệu và kích thước

 

 

 

 

-

Vật liệu

 

Khi lựa chọn vật liệu, cần xem xét nguy cơ bị ăn mòn bao gồm ăn mòn điện hóa. Đối với việc bảo vệ dây dẫn, cần chú ý lớp bảo vệ chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt, ví dụ:

a) Phủ dây dẫn bằng chì dày ít nhất 2 mm trên đỉnh ống khói. Bọc chì cả hai đầu và tại các điểm đấu nối;

b) Nếu có thể thì bộ phận thu sét nên để trần, nếu không có thể dùng lớp PVC mỏng 1 mm để bọc trong trường hợp cần chống gỉ (đặc biệt đối với vật liệu nhôm).

Điều 6.1

TCVN 9385:2012

 

-

Kích thước

 

 

 

 

+

kim thu sét, dây dẫn sét, dây xuống và thanh chôn dưới đất.

 

 

Vật liệu

Cấu tạo

Tiết diện tối thiểua(mm2)

Ghi chú

Đồng

Dây dẹt đặc

50

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Dây tròn đặce

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf,g

200

Đường kính 16 mm

Đồng phủ thiếcb

Dây dẹt đặc

50

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Dây tròn đặce

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf,g

200

Đường kính 16 mm

Nhôm

Dây dẹt đặc

70

Chiều dày tối thiểu 3 mm

Dây tròn đặc

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Hợp kim nhôm

Dây dẹt đặc

50

Chiều dày tối thiểu 2,5 mm

Dây tròn đặc

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf

200

Đường kính 16 mm

Thép mạ kẽmc

Dây dẹt đặc

50

Chiều dày tối thiểu 2,5 mm

Dây tròn đặc

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf,g

200

Đường kính 16 mm

Thép không gỉd

Dây dẹt đặch

50

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Dây tròn đặch

50

Đường kính 8 mm

Cáp

70

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf,g

200

Đường kính 16 mm

CHÚ THÍCH:

aSai số cho phép: - 3 %.

bNhúng nóng hoặc phủ điện, chiều dày lớp phủ tối thiểu là 1 micron.

cLớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns.

dChromium 16 %, Nickel 8 %; Carbon 0,07 %.

e50 mm2 (đường kính 8 mm) có thể giảm xuống 28 mm2 (đường kính 6 mm) trong một số trường hợp không yêu cầu sức bền cơ học cao. Trong trường hợp đó cần lưu ý giảm khoảng cách giữa các điểm cố định.

fChỉ áp dụng cho kim thu sét. Trường hợp ứng suất phát sinh do tải trọng như gió gây ra không lớn thì có thể sử dụng kim thu sét dài tối đa tới 1m đường kính 10 mm

gChỉ áp dụng cho thanh cắm xuống đất.

hNếu phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề cơ và nhiệt thì các giá trị trên cần tăng lên 78 mm2 (đường kính 10 mm) đối với dây tròn đặc và 75 mm2 (dày tối thiểu 3 mm) đối với thanh dẹt đặc.

 

Bảng 1

TCVN 9385:2012

 

+

Cực nối đất

 

 

Vật liệu

Cấu tạo

Kích thước tối thiểua

Ghi chú

Cọc nối đất

Dây nối đất

Tấm nối đất

Đồng

Cápb

 

50 mm2

 

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcb

 

50 mm2

 

Đường kính 8 mm

Dây dẹt đặcb

 

50 mm2

 

Chiều dày tối thiểu 2mm

Dây tròn đặc

Đường kính 15 mm

 

 

 

Ống

Đường kính 20 mm

 

 

Chiều dày thành ống tối thiểu 2 mm

Tấm đặc

 

 

500 mm x 500 mm

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Tấm mắt cáo

 

 

600 mm x 600 mm

Tiết diện 25 mm x 2 mm

Thép

Dây tròn đặc mạ kẽmc

Đường kính 16 mmd

Đường kính 10 mm

 

 

Ống mạ kẽmc

Đường kính 25 mmd

 

 

Chiều dày thành ống tối thiểu 2 mm

Dây dẹt đặc mạ kẽmc

 

90 mm2

 

Chiều dày tối thiểu 3 mm

Tấm đặc mạ kẽmc

 

 

500 mm x 500 mm

Chiều dày tối thiểu 3 mm

Tấm mắt cáo mạ kẽmc

 

 

600 mm x 600 mm

Tiết diện 30 mm x 3 mm

Dây tròn đặc mạ đồngc,e

Đường kính 14 mm

 

 

Mạ đồng 99,9% đồng, dày tối thiểu 250 microns

Dây tròn đặc không mạf

 

Đường kính 10 mm

 

 

Dây dẹt đặc trần hoặc mạ kẽmf,g

 

75 mm2

 

Chiều dày tối thiểu 3 mm

Cáp mạ kẽmf,g

 

70 mm2

 

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Thép ống mạ kẽmc

50 mm x 50 mm x 3 mm

 

 

 

Thép không gỉ

Dây tròn đặc

Đường kính 16 mm

Đường kính 10 mm

 

 

Dây dẹt đặc

 

100 mm2

 

Chiều dày tối thiểu 2 mm

CHÚ THÍCH:

aSai số cho phép: -3 %.

bCó thể phủ bằng thiếc.

cLớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns đối với vật liệu tròn và 70 microns đối với vật liệu dẹt.

dChân ống cần được tiện trước khi mạ kẽm.

eĐồng cần được liên kết với lõi thép.

fChỉ cho phép khi hoàn toàn chôn trong Bê tông.

gChỉ cho phép khi được liên kết tốt tại các điểm cách nhau không quá 5m với cốt thép ở những bộ phận móng có tiếp xúc với đất.

 

Bảng 2

TCVN 9385:2012

 

+

Tấm lợp mái khi sử dụng làm bộ phận của hệ thống chống sét

 

 

Vật liệu

Độ dày tối thiểu (mm)

Thép mạ

0,5

Thép không gỉ

0,4

Đồng

0,3

Nhôm và kẽm

0,7

Chì

2,0

CHÚ THÍCH: Các số liệu trong bảng này là hợp lý khi mái nhà là một phần của hệ thống chống sét. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ tấm kim loại bị đánh thủng đối với các cú sét đánh thẳng.

 

Bảng 3

TCVN 9385:2012

 

-

Tính toán diện tích thu sét

 

Diện tích thu sét hữu dụng của một kết cấu là diện tích mặt bằng của các công trình kéo dài trên tất cả các hướng có tính đến chiều cao của nó. Cạnh của diện tích thu sét hữu dụng được mở rộng ra từ cạnh của kết cấu một khoảng bằng chiều cao của kết cấu tại điểm tính chiều cao. Bởi vậy, đối với một tòa nhà hình chữ nhật đơn giản có chiều dài L, chiều rộng W, chiều cao H (đơn vị tính là m), thì diện tích thu sét hữu dụng có độ dài (L + 2H) m và chiều rộng (W + 2H) m với 4 góc tròn tạo bởi  đường tròn có bán kính là H. Như vậy diện tích thu sét hữu dụng Ac (m2) sẽ là (xem Hình 3 và ví dụ ở Phụ lục D:

Ac = LW + 2 LH + 2WP + πH2

(4)

Xác suất sét đánh vào công trình trong một năm, p được tính như sau:

P = Ac x Ng x 10-6

(5)

 

Điều 7.2

TCVN 9385:2012

 

-

Các điểm đo, kiểm tra

 

Mỗi dây xuống phải bố trí một điểm đo, kiểm tra tại vị trí thuận tiện

Đ12.10.5

TCVN 9385: 2012

 

3

Bộ phận thu sét

 

 

 

 

-

Loại bộ phận thu sét

 

- Bộ phận thu sét có thể là các kim thu sét hoặc lưới thu sét hoặc kết hợp cả hai.

- Tất cả các bộ phận bằng kim loại nằm ngay trên mái hoặc cao hơn bề mặt của mái đều được nối đất như một phần của bộ phận thu sét

Điều 11.1

TCVN 9385:2012

 

-

Khoảng cách từ điểm bất kỳ đến bộ phận thu sét

 

- Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của mái đến bộ phận thu sét nằm ngang không nên lớn hơn 5m.

Điều 11.1

TCVN 9385:2012

 

-

Các dạng cấu tạo bộ phận thu sét

 

 

 

 

+

Kim thu sét

Đối với các trường hợp có diện tích nhỏ;  công trình đơn giản chứa các chất dễ gây cháy, nổ

- Đường chéo nối từ đỉnh kim thu sét đến hình chiếu bằng hợp với kim thu một góc 45 độ

Hình 5a TCVN 9385:2012

 

+

Dây thu sét

Sử dụng cho công trình có mái bằng; mặt bằng rộng và hình khối phức tạp; nhà mái ngói; chứa các chất dễ cháy

- Đối với những dạng mái bằng có diện tích lớn thường sử dụng lưới thu sét khẩu độ 10 m x 20 m. Đối với những mái nhà có nhiều nóc, nếu khoảng cách S giữa hai nóc lớn hơn 10 + 2H, trong đó H là độ cao của nóc (tất cả được tính bằng đơn vị m) thì phải bổ sung thêm các dây thu sét

- Đối với những công trình Bê tông cốt thép, bộ phận thu sét có thể được đấu nối vào hệ cốt thép của công trình tại những vị trí thích ứng với số lượng dây xuống cần thiết theo tính toán.

Dây thu sét được bố trí trên mái và được đấu nối với nhau ở cả hai đầu mép mái. Nếu mái rộng hơn 20 m thì cần bổ sung thêm dây thu sét ngang để bảo đảm khoảng cách giữa hai dây thu sét không lớn hơn 20 m.

Đối với các công trình có độ cao trên 20 m thì có thể cần phải áp dụng phương pháp hình cầu lăn (xem Phụ lục B và Hình B.1) để xác định vị trí lắp đặt bộ phận thu sét (trừ trường hợp công trình có kết cấu khung thép).

Đối với các công trình có mái không dẫn điện, dây dẫn sét có thể bố trí ở dưới hoặc tốt nhất là bố trí trên mái ngói. Mặc dù việc lắp đặt dây dẫn sét ở dưới mái ngói có lợi là đơn giản và giảm được nguy cơ ăn mòn, nhưng tốt hơn là lắp đặt dọc theo bờ nóc của mái ngói. Trường hợp này có ưu điểm là giảm thiểu nhiều hơn nguy hại đối với mái ngói do dây thu sét trực tiếp và công tác kiểm tra cũng dễ dàng, thuận tiện hơn.

Dây dẫn sét bố trí ở dưới mái ngói chỉ được sử dụng chủ yếu trong trường hợp mái có độ dày nhỏ hoặc được đặt ngay dưới lớp phủ bên trên mái, và khoảng cách giữa các dây dẫn không lớn hơn 10m. Đối với công trình dạng nhà thờ hoặc dạng kiến trúc, kết cấu tương tự thì xử lý như công trình đặc biệt

Điều 11.1

TCVN 9385:2012

 

 

 

 

 

 

Điều 11.2.4

TCVN 9385:2012

 

 

 

Phụ lục B

TCVN 9385:2012

 

 

 

 

Điều 11.2.5

TCVN 9385:2012

 

4

Dây dẫn xuống

 

 

 

 

+

Số lượng dây dẫn

 

Tuy nhiên, nên bố trí một dây xuống với khoảng cách giữa các dây là 20 m hoặc nhỏ hơn theo chu vi ở cao độ mái hoặc cao độ nền. Công trình có chiều cao trên 20 m phải bố trí các dây cách nhau không quá 10 m.

Điều 12.3

TCVN 9385:2012

 

+

Lắp đặt dây dẫn

 

Dây xuống cần phải đi theo lối thẳng nhất có thể được giữa lưới thu sét và mạng nối đất. Khi sử dụng nhiều hơn một dây xuống thì các dây xuống cần được sắp xếp càng đều càng tốt xung quanh tường bao của công trình, bắt đầu từ các góc (xem Hình 18), tùy thuộc vào kiến trúc và khả năng thi công.

Trong việc quyết định tuyến xuống, cần phải cân nhắc đến việc liên kết dây xuống với các chi tiết thép trong công trình, ví dụ như các trụ, cốt thép và bất cứ chi tiết kim loại liên tục và cố định của công trình có khả năng liên kết được.

Các bức tường bao quanh sân thượng và giếng trời có thể được sử dụng để gắn các dây xuống nhưng không được sử dụng vách lồng thang máy (xem 15.3.11). Các sân thượng có tường bao cứ 20 m phải được trang bị một dây xuống. Tuy nhiên, cần có tối thiểu hai dây xuống và bố trí đối xứng.

- Dây dẫn bố trí bên trong công trình:

+ Các dây xuống có thể được bố trí vào trong một ống rỗng bằng vật liệu phi kim loại, không cháy và được kéo thẳng xuống đất (xem Hình 20).

+ Bất cứ rãnh được che kín, máng thiết bị, ống hoặc máng cáp chạy suốt chiều cao công trình không chứa sợi dây cáp nào đều có thể được sử dụng cho mục đích này.

- Dây dẫn đi qua vị trí sàn đua ra: Các dây xuống phải theo một tuyến ở bên trong, phù hợp, nếu kích thước của phần nhô ra đó có thể gây nguy cơ về lan truyền sét cho người hoặc nếu khoảng cách các dây xuống lớn hơn 20 m

Điều 12.5

TCVN 9385:2012

 

Điều 12.7

TCVN 9385:2012

 

+

Kích thước phần nhô ra

 

Rủi ro với người là không thể chấp nhận nếu chiều cao (h) của phần nhô ra nhỏ hơn 3 m. Với phần nhô ra có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 3 m thì chiều rộng (w) của phần nhô ra phải nhỏ hơn hoặc bằng (tính theo m) giá trị tính theo biểu thức:

W≤15(0,9xh-2,5)

(6)

 

Điều 12.8.3

TCVN 9385:2012

 

5

Chống sét lan truyền

 

Bất cứ chi tiết kim loại ở trong hoặc là một phần của kết cấu hoặc bất cứ thiết bị công trình có các thành phần kim loại được thiết kế hoặc ngẫu nhiên tiếp xúc với đất nền phải được cách ly hoặc liên kết với dây xuống (Xem Điều 17). Tuy nhiên, trừ phi các tính toán ở 15.2 và các yêu cầu ở B.2 chỉ ra rằng cần phải liên kết thì những thứ có tiếp xúc với hệ thống chống sét, trực tiếp hoặc không trực tiếp, thông qua các liên kết kim loại với kim loại chắc chắn và tin cậy thì không cần các dây dẫn liên kết thêm.

Chỉ dẫn chung cũng áp dụng cho toàn bộ các chi tiết kim loại lớn để hở nối hoặc không nối với đất.

Có thể bỏ qua các chi tiết nhỏ như các bản lề cửa, giá đỡ máng bằng kim loại hay cốt thép của các dầm nhỏ đơn độc.

CHÚ THÍCH: Trong phạm vi vấn đề này, chi tiết được coi là lớn khi có kích thước một cạnh bất kỳ lớn hơn 2 m.

 

 

6

Mối nối trong hệ thống chống sét

 

Các mối nối phải hiệu quả cả về mặt cơ và điện, ví dụ như kẹp, vít, bu lông, chốt, đinh tán hoặc hàn. Với mối nối chồng, khoảng chồng lên của mọi kiểu dây dẫn phải không nhỏ hơn 20 m. Bề mặt tiếp xúc trước hết phải được làm sạch và sau đó ngăn chặn hiện tượng ôxy hóa bằng hóa chất chống rỉ thích hợp. Mối nối giữa hai kim loại khác nhau phải được làm sạch bằng các chất khác nhau với mỗi kiểu vật liệu.

Tất cả các mối nối phải được bảo vệ ăn mòn và xâm thực do môi trường và phải có diện tiếp xúc thích hợp. Kiểm tra định kỳ sẽ thuận tiện nếu sử dụng các lớp phủ bảo vệ bằng:

a) Phủ bằng chất có gốc hóa dầu; hoặc

b) Phủ cao su bằng phương pháp phun, hoặc

c) Phủ bằng chất hàn nhiệt.

Vật liệu sử dụng làm đai ốc và bulông phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành về bu lông và đai ốc. Để bắt bulông thanh dẹt, cần ít nhất là 2 bulông M8 hoặc một bulông M10. Với các mối nối đinh tán, cần phải sử dụng ít nhất 4 đinh tán có đường kính 5 mm.

Bulông liên kết các thanh dẹt với tấm kim loại có chiều dày nhỏ hơn 2 mm cần phải có miếng đệm với diện tích không nhỏ hơn 10 cm2 và phải sử dụng không ít hơn 2 bulông M8.

Điều 12.10.4

TCVN 9385:2012

 

7

Điểm đo kiểm tra hệ thống

 

Mỗi dây xuống phải bố trí một điểm đo kiểm tra ở vị trí thuận tiện cho việc đo đạc nhưng không quá lộ liễu, dễ bị tác động không mong muốn.

Cần đặt các bảng chỉ vị trí, số lượng và kiểu của các cực nối đất ở trên mỗi điểm kiểm tra.

Điều 12.10.5

TCVN 9385:2012

 

8

Điện trờ nối đất

 

Tất cả mạng nối đất nên có điện trở nối đất tổng hợp không vượt quá 10 Ùvà không kể đến bất kỳ một liên kết nào với các thiết bị khác.

Đ13.1

TCVN9385:2012

 

9

Cục nối đất

 

 

 

 

-

Yêu cầu

 

- Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, cần quyết định về kiểu của cực nối đất thích hợp nhất với tính chất tự nhiên của đất thu được theo thí nghiệm lỗ khoan.

- Các cực nối đất gồm có các thanh kim loại tròn, dẹt, các ống hoặc kết hợp các loại trên hoặc là các bộ phận nối đất tự nhiên như cọc hay móng của công trình

- Khi cực nối đất đi qua một kết cấu dạng bể chứa nên áp dụng biện pháp bọc kín

Đ14.1

TCVN9385

 

Đ14.2.2

TCVN9385:2012:2012

 

-

Điều kiện đất

 

Khi sử dụng các thanh để nối đất, trừ nền đá, chúng nên được đóng vào lớp đất không phải đất đắp, đất lấp hoặc là loại đất dễ bị khô (theo mùa hay do nhiệt tỏa ra từ các thiết bị, nhà máy).

Đ14.2.1

TCVN9385:2012

 

-

Thanh nối đất

 

 

 

 

+

Vị trí

 

Khi sử dụng các thanh nối đất, chúng nên được đóng vào đất ngay bên dưới công trình và càng gần dây xuống càng tốt. Thi công các thanh nối đất xa công trình thường là không cần thiết và không kinh tế (xem Hình 25). Khi các điều kiện về đất là thuận lợi cho việc sử dụng các thanh đứng song song với nhau, sự giảm bớt điện trở nối đất là nhỏ khi khoảng cách giữa các thanh nhỏ hơn chiều dài đóng vào đất.

Đ14.3.1

TCVN9385:2012

 

+

Kết nối với mạng nối đất

 

Điểm kết nối với mạng nối đất phải có khả năng di dời và dễ dàng tiếp cận được từ trên mặt đất để thuận tiện cho việc kiểm tra, đo đạc và bảo dưỡng hệ thống chống sét. Nếu nằm dưới mặt đất, điểm kết nối nên được đặt trong một cái hố hoặc cống được xây dựng cho mục đích kiểm tra. Tuy nhiên, có thể chấp nhận các bố trí đơn giản trong một số trường hợp ví dụ như lắp hệ thống nhỏ, mạng nối đất sâu hơn bình thường hoặc các trường hợp khác phụ thuộc vào điều kiện hiện trường

Đ14.3.3

TCVN9385:2012

 

-

Bố trí thanh dẹt

 

Khi sử dụng các thanh dẹt, lưới hay bản, có thể chôn chúng bên dưới công trình hoặc trong các rãnh sâu không chịu ảnh hưởng của mùa khô hạn hoặc các hoạt động công nghiệp.

Các thanh dẹt nên được bố trí hướng tâm từ điểm kết nối với dây xuống, số lượng và chiều dài của chúng được xác định sao cho có được điện trở nối đất cần thiết.

Nếu các hạn chế về không gian đòi hỏi sử dụng cách bố trí song song hoặc dạng lưới, nên bố trí như Hình 24 với khoảng cách giữa các thanh song song không nên nhỏ hơn 3 m.

Điều 14.4

TCVN 9385:2012

 

 

..........(3)....................                                                                                                                              ..........(4)..............

Ghi chú:(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.

 

 

Các tin khác