Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy điện mặt trời
……..(1)……… |
BẢNG ĐỐI CHIẾU THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
|
1. Tên công trình: Nhà máy điện mặt trời
2. Địa điểm xây dựng:
3. Chủ đầu tư:
4. Cơ quan thiết kế:
5. Cán bộ thẩm duyệt:
6. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng để đối chiếu
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đầu tư công;
- QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình (Áp dụng đối với các hạng mục phụ trợ).
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế.
- TCVN 3890:2009: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
TCVN 5738:2021: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
- TCVN 5740:2009: Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy - Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
- TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- 11 TCN-20-2016: Quy phạm trang bị điện. Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp.
- TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
* Lưu ý: Chỉ thống kê tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần áp dụng để thiết kế phù hợp với tính chất, quy mô của công trình. Đối với các tiêu chuẩn quy chuẩn không sử dụng để thiết kế thì xóa khỏi Phần 6.
7. Quy mô, sự phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế và danh mục bản vẽ
7.1. Quy mô của công trình: Cần mô tả quy mô chi tiết của công trình…
7.2. Sự phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế: Cần so sánh sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn Chủ đầu tư nêu tại Thuyết minh, bản vẽ thiết kế có phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về PCCC hay không. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài về hệ thống PCCC phải thực hiện việc chấp thuận theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài khác về xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.
Kết luận: Đã bảo đảm hay chưa.
7.3. Danh mục bản vẽ: Thống kê chi tiết danh mục bản vẽ thiết kế Chủ đầu tư gửi kèm.
- Thuyết minh: … quyển;
- Bản vẽ kiến trúc: ……………………
- Bản vẽ báo cháy: ……………………
- Bản vẽ chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu: ……………………
- Bản vẽ đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn: ……………………
- Bản vẽ hệ thống điện: ……………………
- Bản vẽ trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, dụng cụ phá dỡ thô sơ và dụng cụ chữa cháy thông thường: ……………………
Kết luận: Đã bảo đảm đầy đủ để đối chiếu hay chưa. Trường hợp còn thiếu cần kiến nghị bổ sung bản vẽ thiết kế.
8. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo tiêu chuẩn quy định:
TT |
Nội dung đối chiếu |
Thiết kế |
Tiêu chuẩn |
Điều |
Kết luận |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 |
Quy mô |
Ghi rõ diện tích khu đất thực hiện dự án, công suất nhà máy (…MW), các hạng mục thuộc dự án bao gồm: - Trạm biến áp: nhà điều khiển, máy biến áp (nêu rõ số lượng, công suất, điện áp) - Khu hành chính và vận hành: nhà văn phòng điều hành, nhà ở của nhân viên,…các công trình phụ trợ khác (trạm bơm, kho); - Khu nhà máy: số khu vực tương ứng với số trạm hợp bộ (nêu rõ chủng loại inverter); tấm pin năng lượng mặt trời (số lượng, công suất mỗi tấm pin) |
- Xác định đối tượng thẩm duyệt theo Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: “Nhà máy điện” (lưu ý: các hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất dưới 1MW thì không được coi là nhà máy điện; trường hợp hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thì phải thực hiện thẩm duyệt như đối với trường hợp cải tạo, bổ sung cho công trình, nội dung đối chiếu theo hướng dẫn tại Phụ lục II Công văn số 3288/C07-P4, ngày 08/9/2020) - Phân cấp thẩm duyệt theo khoản 12 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: công trình quan trọng quốc gia hoặc nhóm A thuộc thẩm quyền của C07, các công trình còn lại thuộc thẩm quyền PC07 (lưu ý: công trình năng lượng thuộc nhóm A là công trình có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ trở lên) |
Nghị định 136/2020/NĐ-CP Nghị định 40/2020/NĐ-CP |
+ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 |
Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn công nghệ được áp dụng để thiết kế cho công trình |
- Ghi các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng để thiết kế theo thuyết minh - Các tiêu chuẩn nước ngoài có sử dụng phải được chấp thuận trước khi áp dụng thiết kế của Bộ Công an |
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 |
Xác định diện tích tầng |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Diện tích của nhà |
|
Tổng diện tích nhà lấy bằng tổng diện tích của tất cả các tầng (tầng trên mặt đất, kể cả tầng kỹ thuật, tầng nửa hầm và tầng hầm), với kích thước mặt bằng được đo trong phạm vi giới hạn bởi bề mặt bên trong của các tường bao (hoặc bởi trục các cột biên ở khu vực không có tường bao); đường hầm; sàn giá đỡ trong nhà; sàn lửng; tất cả các sàn của giá đỡ nhiều tầng trong nhà; thềm (cầu) xếp dỡ; hành lang (trong mặt bằng) và hành lang liên thông sang các nhà khác. Tổng diện tích của nhà không bao gồm: diện tích các tầng hầm kỹ thuật có chiều cao, tính từ sàn đến mặt dưới của kết cấu nhỏ ra ở phía trên, nhỏ hơn 1,8 m (ở đó không yêu cầu có lối đi để bảo dưỡng các đường ống kỹ thuật); diện tích phía trên trần treo; cũng như diện tích sàn của giá đỡ nhiều tầng dùng để bảo dưỡng đường ray phía dưới cầu trục, bảo dưỡng cần trục, bằng tải, đường ray đơn và thiết bị chiếu sáng. |
A.1.2.1QCVN 06:2022/BXD |
- |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Diện tích của tầng |
|
- Diện tích 1 tầng của tòa nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích của tất cả các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng; còn đối với nhà nhiều tầng chỉ tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng có diện tích ở mỗi cao độ không hơn 40 % diện tích sàn của tầng. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. - Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng), được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng.
Diện tích 1 tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích của tất cả các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng; còn đối với nhà nhiều tầng chỉ tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng có diện tích ở mỗi cao độ không hơn 40 % diện tích sàn của tầng. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài. |
A.1.2.1QCVN 06:2022/BXD |
- |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 |
Chiều cao và khối tích của nhà |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều cao an toàn PCCC của các hạng mục công trình |
Lưu ý: - Gian phòng mà con người có mặt ở đó không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc có mặt tổng cộng 6 giờ trong một ngày đêm theo quy định tại Điều 1.4.22 QCVN 06:2022/BXD. - Mái nhà có sự có mặt thường xuyên của con người (không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc tổng thời gian không ít hơn 6 giờ trong vòng một ngày đêm) theo quy định tại Điều 1.4.37 QCVN 06:2022/BXD. |
Chiều cao PCCC của nhà (không tính tầng kỹ thuật trên cùng) được xác định như sau: - Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng – khi không có lỗ cửa (cửa sổ). CHÚ THÍCH 1: Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái. CHÚ THÍCH 2: Khi xác định chiều cao PCCC thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái. CHÚ THÍCH 3: Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can). |
Đ 1.4.9 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khối tích xây dựng của các hạng mục công trình |
Lưu ý: Có thể tham khảo chi tiết cách tính diện tích khoang cháy tại H.6 QCVN 06:2022/BXD
|
Khối tích xây dựng của nhà được xác định là tổng khối tích các phần nhà trên mặt đất tính từ cốt ± 0,00 trở lên và phần ngầm từ cốt hoàn thiện nền sàn tầng hầm dưới cùng lên đến cốt ± 0,00. Khối tích các phần trên mặt đất và phần ngầm của nhà được tính theo kích thước từ mặt ngoài kết cấu bao che, kể cả ô lấy sáng và thông gió của mỗi phần của nhà. |
A.1.2.2 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5 |
Nhóm nhà dựa theo tính nguy hiểm cháy |
Lưu ý: Thống kê nhóm nhà của các hạng mục công trình |
- Nhóm F5.1 gồm: Các nhà sản xuất, các gian phòng sản xuất và thí nghiệm, nhà xưởng, cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng ô-tô, mô-tô, xe gắn máy; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. - Nhóm F5.2 gồm: Các nhà và công trình kho; ga ra để xe không có dịch vụ kỹ thuậtvà sửa chữa; kho chứa sách, kho lưu trữ, trung tâm lưu trữ, trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các gian phòng kho; khu vực lưu giữ hàng hóa của cảng cạn; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. - Nhóm F5.3 gồm: Các nhà phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. |
Bảng 6 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 |
Hạng nguy hiểm cháy, nổ của các hạng mục công trình |
Lưu ý: Thống kê hạng nguy hiểm cháy, nổ của các hạng mục công trình (các thiết bị, dây chuyền công nghệ ngoài trời phục vụ sản xuất thì không coi là hạng mục công trình, không yêu cầu xét đến hạng nguy hiểm cháy, nổ). |
- Có thể xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của gian phòng, công trình theo danh mục quy định tại C.3.2 QCVN 06:2022/BXD. - Trường hợp các gian phòng, công trình không có quy định cụ thể tại C.3.2 QCVN 06:2022/BXD, xác định theo nguyên tắc như sau: * Nhà, công trình được xếp vào hạng Anếu trong nhà, công trình đó có tổng diện tích của các gian phòng hạng A vượt quá 5 % diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, hoặc vượt quá 200 m2. Nhà, công trình không được xếp vào hạng A nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A trong nhà, công trình đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng hạng A đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động. * Hạng B: Nhà, công trình được xếp vào hạng B nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Nhà, công trình không được xếp vào hạng B nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B trong nhà, công trình đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động. * Hạng C Nhà, công trình được xếp vào hạng C nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:
* Hạng D Nhà, công trình được xếp vào hạng D nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Nhà, công trình không được xếp vào hạng D nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C1, C2, C3 và D trong nhà, công trình đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình (nhưng không vượt quá 5 000 m2) và các gian phòng hạng A, B, C1, C2 và C3 đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động. * Hạng E: Nhà, công trình được xếp vào hạng E nếu nó không thuộc các hạng A, B, C hoặc D. |
Phụ lục C QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, công trình và khoang cháy |
|
Bảng 5
|
Bảng 5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 |
Bậc chịu lửa |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bậc chịu lửa, yêu cầu giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng công trình |
Lưu ý: 1. Đối với nhà sử dụng bê tông cốt thép phải xác định giới hạn chịu lửa theo Phụ lục F QCVN 06:2022/BXD. 2. Đối với nhà sử dụng kết cấu thép không bọc bảo vệ thì giới hạn chịu lửa được xác định là R15, RE15, REI 15, khi đó nhà được xác định có bậc chịu lửa IV (quy định tại Điều 2.5.5.3 QCVN 06:2022/BXD: Khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện được yêu cầu là R 15 (RE 15, REI 15) thì cho phép sử dụng các kết cấu thép không bọc bảo vệ nếu giới hạn chịu lửa của chúng theo kết quả thử nghiệm hoặc theo tính toán từ R 8 trở lên, hoặc hệ số tiết diện Am/V nhỏ hơn hoặc bằng 250 m-1. Hệ số tiết diện Am/V xác định theo ISO 834-10 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. 3. Đối với nhà sử dụng kết cấu thép được bọc bảo vệ để nâng giới hạn chịu lửa bằng các giải pháp như: sơn chống cháy, phun, phủ, bọc,….thì thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại văn bản số 2661/C07-P4,P7 ngày 27/9/2022 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. 4. Đối với các nhà thiết kế các cột, sàn chịu lực bằng bê tông cốt thép nhưng các dầm, kèo bằng thép (không có biện pháp phun, bọc để tăng giới hạn chịu lửa: Trường hợp này nếu tư vấn thiết kế có tính toán và chỉ ra các dầm kèo của tầng trên cùng không tham gia và việc bảo đảm tính ổn định tổng thể của nhà khi xảy ra cháy đồng thời việc xác định, tính toán nêu trên do đơn vị có năng lực, chuyên môn về thiết kế kết cấu chịu lửa xác nhận thì có thể xem xét, chấp thuận không yêu cầu phun, bọc bảo vệ các dầm, kèo không tham gia vào việc bảo đảm tính ổn định tổng thể của nhà khi xảy ra cháy. 5. Xác định giới hạn chịu lửa đối với bộ phận tấm lợp mái: đối với tấm lợp mái không có lớp cách nhiệt thì được xác định có GHCL RE 15 |
Lưu ý: Việc thiết kế bậc chịu lửa phải phù hợp với quy mô, tính chất, hạng nguy hiểm cháy, nổ vào chiều cao của công trình. Bậc I: - Tường chịu lực, cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác: R 120; - Tường ngoài không chịu lực: E 30; - Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 60; - Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp các nhiệt): RE 30; - Giàn, dầm, xà gồ: R 30; - Tường trong buồng thang: REI 120; - Bản thang và chiếu thang: R60. Bậc II: - Tường chịu lực, cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác: R 90; - Tường ngoài không chịu lực: E 15; - Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 45; - Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp các nhiệt): RE 15; - Giàn, dầm, xà gồ: R 15; - Tường trong buồng thang: REI 90; - Bản thang và chiếu thang: R60. Bậc III: - Tường chịu lực, cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác: R 45; - Tường ngoài không chịu lực: E 15; - Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 45; - Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp các nhiệt): RE 15; - Giàn, dầm, xà gồ: R 15; - Tường trong buồng thang: REI 60; - Bản thang và chiếu thang: R45. Bậc IV: - Tường chịu lực, cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác: R 15; - Tường ngoài không chịu lực: E 15; - Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 15; - Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp các nhiệt): RE 15; - Giàn, dầm, xà gồ: R 15; - Tường trong buồng thang: REI 45; - Bản thang và chiếu thang: R15. Bậc V không quy định.
|
Bảng 2 Bảng 4 Điều 4.23 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 |
Đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.1 |
Quy định chung |
Lưu ý: Yêu cầu về đường giao thông cho xe chữa cháy áp dụng đối với các hạng mục trạm biến áp, các hạng mục nhà và các trạm hợp bộ. Trường hợp nhà máy điện mặt trời là loại nổi trên mặt nước (các tấm pin và trạm hợp bộ bố trí trên mặt nước) thì không yêu cầu về đường giao thông đối với các trạm hợp bộ. |
- Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5 m. - Bãi đỗ xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thủy bảo đảm khả năng đi vào để triển khai các phương tiện chữa cháy phù hợp với chiều cao PCCC và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà như quy định tại Bảng 14. |
Điều 6.2.1.1, 6.2.1.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng, chiều cao |
|
- Chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không được nhỏ hơn 4,5 m; - Nếu có từ hai kết cấu chặn phía trên bắc ngang qua đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy thì khoảng thông giữa những kết cấu này không được nhỏ hơn 20 m; - Chiều dài của đoạn cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không bị chặn bởi các kết cấu chặn phía trên không được nhỏ hơn 20 m; - Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy không được tính đến những đoạn có kết cấu chặn phía trên. |
Điều 6.2.1.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tải trọng nền đường cho xe, bãi đỗ |
|
Mặt đường phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình |
Điều 6.2.9 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách giữa từ mép đường tới tường nhà, công trình |
|
Khoảng cách từ mép đường cho xe chữa cháy đến tường của ngôi nhà phải không lớn hơn 5 m đối với các nhà có chiều cao nhỏ hơn 12 m, không lớn hơn 8 m đối với các nhà có chiều cao trên 12 m đến 28 m và không lớn hơn 10 m đối với các nhà có chiều cao trên 28 m. Trong những trường hợp cần thiết, khoảng cách từ mép gần nhà của đường xe chạy đến tường ngoài của ngôi nhà và công trình được tăng đến 60 m với điều kiện ngôi nhà và công trình này có các đường cụt vào, kèm theo bãi quay xe chữa cháy và bố trí các trụ nước chữa cháy. Trong trường hợp đó, khoảng cách từ nhà và công trình đến bãi quay xe chữa cháy phải không nhỏ hơn 5 m và không lớn hơn 15 m và khoảng cách giữa các đường cụt không được vượt quá 100 m. |
Điều 6.2.2.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Độ dốc của đường |
|
Không được quá 1:8,3 |
Điều 6.2.4 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Đoạn tránh xe |
|
Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100 m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7 m dài 8 m |
Điều 6.5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bãi quay xe đối với đường dạng cụt |
|
Nếu chiều dài của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy dạng cụt lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe được thiết kế theo quy định trong 6.4 |
Điều 6.2.5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Kích thước bãi quay xe |
|
Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau: - Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường - Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m. - Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m. - Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m |
Điều 6.4 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.2Bãi đỗ cho xe chữa cháy |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu bố trí |
|
Đối với nhà nhóm F5, phải có một bãi đỗ xe chữa cháy cho các phương tiện chữa cháy. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy theo Bảng 16, dựa vào tổng quy mô khối tích của nhà (không bao gồm tầng hầm) |
Điều 6.2.2.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng bãi đỗ xe |
Lưu ý: Đối với nhà có chiều cao < 15 m thì bãi đỗ cho xe chữa cháy chỉ yêu cầu có kích thước chiều rộng thông thủy bằng 3,5 m, chiều dài tính toán theo Bảng 16. |
|
Bảng 14 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều dài bãi đỗ xe |
Lưu ý: Bãi đỗ xe chữa cháy bao quanh mặt nhà cho phép không đi theo biên của mặt bằng nhưng phải bảo đảm quy định tại Điều 6.2.3 QCVN 06:2022/BXD.
|
|
Bảng 16 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Độ dốc cho phép của bãi quay xe |
|
Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15. |
Điều 6.2.4 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách giữa bãi đỗ đến tường nhà |
|
Bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí đảm bảo để khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m. |
Điều 6.2.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng không giữa đường, bãi đỗ đến công trình |
|
Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải được bảo đảm thông thoáng tại mọi thời |
Điều 6.2.7 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Nhận biết bãi đỗ xe |
|
Phải đánh dấu tất cả các góc của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy ngoại trừ những đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy. Việc đánh dấu phải được thực hiện bằng các dải sơn phản quang, đảm bảo có thể nhìn thấy được vào buổi tối và phải bố trí ở cả hai phía của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy với khoảng cách không quá 5 m. Tại các điểm đầu và điểm cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50 mm. Chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của biển báo phải nằm trong khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Biển báo phải đảm bảo nhìn thấy được vào buổi tối và không được bố trí cách đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy quá 3 m. Tất cả các phần của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không được cách biển báo gần nhất quá 15 m. |
Điều 6.2.8 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9 |
Khoảng cách an toàn PCCC |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.1 |
Khoảng cách giữa các nhà |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà ở, nhà và công trình công cộng, và từ các nhà ở, nhà và công trình công cộng đến nhà và công trình sản xuất, nhà kho |
- Xác định khoảng cách phòng cháy chống cháy đối với gara để xe tương tự như đối với nhà kho; đối với nhà hành chính - phụ trợ trong các cơ sở công nghiệp - tương tự như nhà công cộng.
- Nhà F1.1 không được tính tổng diện tích đất xây dựng để không xem xét khoảng cách giữa các nhà |
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách giữa các nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường ngoài hoặc các kếtcấu bao che của chúng. Trong trường hợp các kết cấu, cấu kiện của nhà và công trình làm bằng những vật liệu cháy vươnra hơn 1 m thì phải lấy khoảng cách giữa các kết cấu, cấu kiện này. CHÚ THÍCH 2: Khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các bức tường đặc (không có lỗ cửa sổ) của nhà ở và nhà, côngtrình công cộng (với bậc chịu lửa I đến IV; cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1; lớp hoàn thiện tường ngoài có tính cháy tốithiểu Ch1; lớp mặt ngoài (chống thấm) của mái tối thiểu Ch1 và LT1) đến các nhà và công trình khác cho phép lấy nhỏ hơn20 % giá trị quy định trong bảng này.
CHÚ THÍCH 3: Đối với các nhà 2 tầng kết cấu lắp ghép dạng khung-tấm với bậc chịu lửa V, cũng như các nhà được lợpbằng vật liệu cháy, thì khoảng cách phòng cháy chống cháy cần phải tăng thêm 20 % giá trị quy định trong bảng này. CHÚ THÍCH 6: Không quy định khoảng cách giữa các nhà và công trình công cộng khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cảdiện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nhất trong phạm vi của một khoangcháy (xem Phụ lục H). Chú thích này không áp dụng cho các nhà và công trình thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1 và F4.1, và cáccơ sở kinh doanh khí cháy, chất lỏng cháy và chất lỏng dễ bắt cháy, cũng như các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháykhi tác dụng với nước, ô xi trong không khí hoặc giữa chúng với nhau. CHÚ THÍCH 7: Cho phép giảm 50% khoảng cách phòng cháy chống cháy quy định trong bảng này đối với các nhà, côngtrình có bậc chịu lửa I và II, cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0 và mỗi nhà đều được trang bị chữa cháy tự động toàn nhà |
E.1 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà trong một cơ sở công nghiệp |
|
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách nhỏ nhất giữa các nhà là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường ngoài hoặc kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp nhà hoặc công trình có phần kết cấu, cấu kiện làm bằng những vật liệu cháy vươn ra hơn 1 m thì khoảng cách nhỏ nhất phải lấy là khoảng cách giữa các kết cấu, cấu kiện này. CHÚ THÍCH 2: Không quy định khoảng cách giữa các nhà nhóm F5 trong những trường hợp sau: a) Nếu tổng diện tích mặt sàn của từ 2 nhà trở lên có bậc chịu lửa III, IV không vượt quá diện tích lớn nhất cho phép của một tầng trong phạm vi một khoang cháy (Phụ lục H) tính theo hạng nguy hiểm cháy cao nhất, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy thấp nhất.
b) Nếu tường của nhà, công trình cao hơn hoặc rộng hơn quay về phía một công trình khác là tường ngăn cháy loại 1.
Khoảng cách giữa các nhà phải bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. |
E.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Trường hợp chưa xác định công trình lân cận (khu đất trống bên cạnh) |
Khi không xác định được công trình lân cận hoặc khu đất bên cạnh là đất trống chưa xác định được công trình thì có thể tính khoảng cách từ công trình đến ranh giới đất và tính toán theo bảng E3, E4 của QCVN 06:2022/BXD |
Bảng E3, E4 phụ lục E QCVN 06:2022 |
phụ lục E QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.2 |
Khoảng cách giữa máy biến áp với nhà/công trình. |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách từ thiết bị có lượng dầu trong mỗi đơn vị của thiết bị bằng hoặc lớn hơn 60kg đến công trình phụ |
|
Khoảng cách từ thiết bị có lượng dầu trong mỗi đơn vị của thiết bị bằng hoặc lớn hơn 60kg đến công trình phụ (xưởng sửa chữa, kho) trong khu vực nhà máy điện và trạm biến áp: 16m - khi nhà có bậc chịu lửa I và II; 20m - khi nhà có bậc chịu lửa III; 24m - khi nhà có bậc chịu lửa IV Khoảng cách từ nhà phân phối điện đến các nhà sản xuất khác của nhà máy điện và TBA không được nhỏ hơn 7m. Khoảng cách nêu trên có thể không áp dụng khi tường nhà phân phối điện hướng về phía nhà của công trình khác và công trình đó có khả năng chịu lửa 2,5 giờ. Khoảng cách từ thiết bị có dầu của TBPP ngoài trời trong các nhà máy điện và TBA đến nhà đặt TBPP, nhà đặt bảng điện, nhà nén khí và các tổ máy bù đồng bộ chỉ xác định theo các yêu cầu về công nghệ mà không lấy tăng lên theo điều kiện phòng cháy và chữa cháy. |
III.2.73 11 TCN-20-2006
III.2.73 11 TCN-20-2006 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách giữa các máy biến áp hoặc khoảng cách từ MBA đến công trình |
|
Khoảng cách giữa các MBA trên 1MVA đặt ngoài trời hoặc với công trình (L) không được nhỏ hơn trị số G, nếu L < G thì + Giữa các MBA làm tường ngăn cháy GHCL > 60 phút + Giữa MBA với công trình thì hoặc tường công trình có GHCL > 90 phút, hoặc làm tường ngăn cháy GHCL > 60 phút.
|
Điều 2.75 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10 |
Ngăn cháy, chống cháy lan, kết cấu, công nghệ và thiết bị |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Số tầng tối đa và chiều cao của công trình:
|
|
-Bảng H11, Phụ lục H QCVN 06:2022/BXD |
Bảng H11 Phụ lục H QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Diện tích khoang cháy
|
|
- Diện tích tối đa của nhà kho lấy theo Bảng H11
|
Bảng H6, H7 A.1.3.5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Ngăn cháy giữa các khu vực có công năng khác nhau |
Lưu ý: Đối với một tầng nhà có từ hai công năng khác nhau trở lên, trong đó có một công năng chính chiếm tối thiểu 90 % diện tích sàn tầng và các công năng còn lại là phụ trợ cho công năng chính, cho phép không cần phân chia các khu vực thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau bằng bộ phận ngăn cháy, khi đó toàn bộ tầng nhà này phải tuân thủ các yêu cầu an toàn cháy tương ứng với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng chính. Quy định này không áp dụng cho trường hợp các gian phòng với công năng phụ trợ có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cao hơn các gian phòng với công năng chính. Ví dụ: Trong nhà xưởng, nhà kho có bố trí 1 số phòng kiểm soát chất lượng, thí nghiệm,… có công năng phụ trợ cho công năng chính mà tổng diện tích các gian phòng này < 10 % tổng diện tích tầng, khoang cháy thì cho phép không thiết kế giải pháp ngăn cháy lan giữa các gian phòng này với công năng sản xuất, kho chính. |
- Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau (Các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau dựa trên đặc điểm sử dụng của chúng. Trong nhà công nghiệp có thể tồn tại các công năng khác nhau được bố trí chung một nhà như: văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho, gara để xe, phòng kỹ thuật điện …) phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ phận ngăn cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà. |
Điều 4.5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Ngăn cháy lan của phòng kho đặt trong nhà nhóm F5 |
|
Phòng kho trong nhà sản xuất phải được cách li với các loại gian phòng khác theo quy định cụ thể như dưới đây. Các gian sản xuất, gian kỹ thuật và gian kho (nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5) có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3 được đặt trong nhà ở và nhà công cộng, nếu không có quy định gì khác thì ít nhất phải được ngăn cách với các gian phòng và hành lang khác như sau: - Với nhà có bậc chịu lửa I ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 2; - Với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3. Không cho phép đặt gian phòng kho, gian sản xuất, phòng thí nghiệm và tương tự có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 hoặc cao hơn trong nhà khác dự kiến có từ 50 người sử dụng đồng thời trở lên. Các gian phòng sản xuất, phòng kỹ thuật và phòng kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C4, đặt trong nhà ở hoặc nhà công cộng thì phải được ngăn cách với các phòng khác và hành lang bằng các vách ngăn cháy không kém hơn loại 2. Các gian phòng kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 trong nhà sản xuất phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3. Đối với các kho cất trữ hàng bằng giá đỡ cao tầng phải ngăn cách bằng tường ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 1. Đối với những gian phòng kho này, nếu cất giữ thành phẩm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 đặt trong nhà sản xuất thì phải có tường bao ngoài. |
A.1.3.9 QCXD 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Ngăn cháy lan cho các tủ điện bố trí bên trong nhà sản xuất, nhà kho |
|
+ Đối với các tủ điện có thể tích < 1 m3 yêu cầu Chủ đầu tư phải có biện pháp bảo đảm khoảng cách an toàn từ vị trí các tủ điện đến các thiết bị, hạng mục có công năng khác; + Đối với các tủ điện có thể tích >= 1 m3 yêu cầu Chủ đầu tư phải thực hiện đồng thời 02 giải pháp bao gồm: phải có biện pháp bảo đảm khoảng cách an toàn từ vị trí các tủ điện đến các thiết bị, hạng mục có công năng khác và trang bị phương tiện chữa cháy cục bộ tại vị trí đặt tủ (VD như bình CC xách tay bằng bột, khí,…). |
Điều 6.7.2.5.2 TCVN 7568(ISO 7240):2015–14 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Hố thu dầu sự cố |
|
1.Dung tích hố thu dầu được tính như sau:- Bằng 100% lượng dầu chứa trong MBA (cuộn điện kháng) và bằng 80% lượng dầu chứa trong mỗi thùng của máy cắt dầu kiểu nhiều dầu, nếu hố thu dầu là loại không có hệ thống thoát dầu vào bể thu dầu chung.- Bằng 20% lượng dầu chứa trong MBA (cuộn điện kháng), trong mỗi thùng của máy cắt nhiều dầu, nếu hố thu dầu là loại có hệ thống thoát dầu vào bể thu dầu chung.2.Bố trí hố thu dầu và đường thoát dầu để dầu (nước) không chảy từ hố của máy này sang hố của máy kia, tràn dầu vào mương cáp hoặc vào các công trình ngầm khác, không gây lan truyền hoả hoạn, không làm tắc đường thoát dầu.3.Cho phép dùng hố thu dầu không thoát dầu. Khi đó hố thu dầu phải đủ độ sâu để chứa toàn bộ lượng dầu trong thiết bị và được ngăn phía trên bằng lưới kim loại, phía trên mặt lưới rải một lớp sỏi hoặc đá dăm sạch có kích thước từ 30 đến 70 mm dày ít nhất 0,25 m.Việc thải nước và dầu từ hố thu dầu có thể thực hiện bằng máy bơm di động.Khi dùng hố thu dầu không thoát dầu cần có thiết bị để xác định trong hố thu dầu có dầu hoặc nước.4.Hố thu dầu loại thoát dầu có thể dùng loại đặt chìm (đáy sâu hơn mặt nền đất xung quanh) hoặc loại nổi (đáy bằng mặt đất xung quanh). Khi dùng hố thu dầu đặt chìm thì không cần bố trí gờ ngăn, nếu đảm bảo được dung tích hố thu dầu nêu trong mục 1.Hố thu dầu loại nổi phải có gờ ngăn. Chiều cao của gờ ngăn không được nhỏ hơn 0,25 m, nhưng không lớn hơn 0,5 m trên mặt nền xung quanh.Trong hố thu dầu (loại bố trí chìm hoặc nổi) cần phải phủ một lớp sỏi hoặc đá sạch có kích thước 30 - 70 mm dày ít nhất là 0,25 m.5.Khi đặt thiết bị có dầu trong nhà hoặc công trình có trần bêtông cốt thép bắt buộc phải có hệ thống thoát dầu.6.Hệ thống thoát dầu phải đảm bảo đưa lượng dầu và nước (chỉ tính lượng nước do các thiết bị cứu hoả phun ra) ra nơi an toàn cách xa chỗ gây ra hoả hoạn với yêu cầu toàn bộ lượng nước và 50% lượng dầu phải được thoát hết trong thời gian không quá 0,25 giờ. Hệ thống thoát dầu có thể dùng ống đặt ngầm hoặc mương, rãnh nổi.7.Bể thu dầu chung phải chứa hết toàn bộ lượng dầu của một thiết bị có lượng dầu lớn nhất và phải là loại kín. |
Điều 11TCN-20- 2006 |
+ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11 |
Giải pháp thoát nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.1 |
Yêu cầu chung |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tầng hầm |
|
Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm, về nguyên tắc, là lối ra thoát nạn khi chúng thoát trực tiếp ra ngoài và được ngăn cách với các buồng thang bộ chung của nhà (xem Hình I.1, Phụ lục I). |
Đ 3.2.2 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tầng 1 |
|
+ Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau: - Ra ngoài trực tiếp; - Qua hành lang; - Qua tiền sảnh (hay phòng chờ); - Qua buồng thang bộ; - Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ); - Qua hành lang và buồng thang bộ. |
Đ 3.2.1 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Các tầng trên |
Cho phép ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3.
|
+ Dẫn từ các gian phòngcủa tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3; - Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3; - Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3; - Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2; -Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3. + Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại 3.2.1 a, b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên. |
Đ 3.2.1 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.2 |
Số lối ra thoát nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tại tầng hầm |
|
Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra là lối ra khẩn cấp theo các yêu cầu tại đoạn d) của 3.2.13 |
Đ 3.2.5 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tại tầng trên |
|
-Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người;- Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên;- Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m. Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó;- Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên;- Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C – khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2;- Các sàn công tác hở và các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 -đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 -đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.- Nếu gian phòng phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì cho phép bố trí không quá 50 % số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng đó đi qua một gian phòng liền kề, với điều kiện gian phòng liền kề đó cũng phải có lối ra thoát nạn tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các tài liệu chuẩn tương ứng cho gian phòng đó. |
Đ 3.2.5 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Số lối thoát nạn từng tầng |
|
Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có ít nhất một gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai. |
Đ 3.2.7 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tầng hầm |
|
- Các tầng hầm và nửa hầm có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời. - Mỗi khoang cháy gara có không ít hơn 02 lối thoát nạn. - Từ mỗi tầng của một khoang cháy của gara ô-tô (trừ gara ô-tô cơ khí) phải có không ít hơn hai lối thoát nạn phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ. - Cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thềm của đường dốc trên tầng lửng vào buồng thang bộ được phép xem như là lối thoát hiểm. - Các lối thoát hiểm từ các gian phòng nêu trong mục 2.2.1.3, cho phép đi qua các gian phòng lưu giữ ô-tô. Chỉ cho phép bố trí kho hành lý của khách trên tầng một (tầng đến) của gara ô-tô. - Các đường dốc trong các gara ô-tô, đồng thời sử dụng làm đường thoát hiểm, phải có vỉa hè rộng không nhỏ hơn 0,8 m mở một phía của đường dốc. |
Đ 3.2.6.1 QCVN 06:2022
Đ2.2.1.14 QCVN 13:2018
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tầngtrên |
|
Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn: + Các tầng của nhà thuộc các nhóm F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4;+ Các tầng nhà với số lượng người từ 50 trở lên;Các tầng của nhà nhóm F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích các căn hộ trên một tầng nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn, phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13;Các tầng của nhà nhóm F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người; |
Đ 3.2.6.1 QCVN 06:2022
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tầng kỹ thuật |
|
Từ các tầng kỹ thuật hoặc khu vực để các thiết bị kỹ thuật có diện tích không quá 300 m2. Trường hợp tầng có khu vực kỹ thuật như trên, thì cứ mỗi 2 000 m2 diện tích còn lại phải bố trí thêm không ít hơn một lối ra thoát nạn (trường hợp diện tích còn lại nhỏ hơn 2 000 m2 cũng phải bố trí thêm không ít hơn một lối ra thoát nạn). Nếu tầng kỹ thuật hoặc khu vực kỹ thuật nằm dưới hầm thì lối ra thoát nạn phải riêng biệt với các lối ra khác của nhà và thoát thẳng ra ngoài. Nếu tầng kỹ thuật hoặc khu vực kỹ thuật nằm ở các tầng trên mặt đất thì cho phép bố trí các lối ra đi qua các buồng thang bộ chung, còn đối với nhà có các buồng thang bộ N1 – đi qua khoảng đệm của buồng thang bộ N1; |
Đ3.2.6.2 QCVN06:2022
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Các trường hợp được thiết kế 01 lối thoát nạn cho mỗi tầng |
Lưu ý: Nội dung này lưu ý thường áp dụng để thiết kế cho phần văn phòng của nhà kho, nhà xưởng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng. |
Cho phép bố trí một lối ra thoát nạn trong các trường hợp sau (trừ các nhà có bậc chịu lửa V): Từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2 (trừ hộp đêm, vũ trường, quán bar, phòng hát, nhà kinh doanh karaoke; và các nhà kinh doanh dịch vụ tương tự), F3, F4.2, F4.3 và F4.4, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2. Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2; Toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động sprinkler; Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người; Đối với nhà trên 3 tầng hoặc có chiều cao PCCC lớn hơn 9 m: có trang bị cửa đi ngăn cháy loại 2 trên lối ra thoát nạn từ mỗi tầng đi vào buồng thang bộ thoát nạn. Đối với nhà từ 3 tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC từ 9 m trở xuống: được sử dụng cầu thang bộ loại 2 thay thế cho buồng thang bộ nêu trên khi đảm bảo điều kiện người trong nhà có thể thoát ra ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng khi có cháy (trừ các biệt thự, villa, cơ sở nghỉ dưỡng theo quy định riêng dưới đây). CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận. |
Điều 3.2.6.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.3 |
Bố trí phân tán lối thoát nạn |
|
Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải bảo đảm khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong nhà đó (xem Hình I.3). Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó. Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng (xem Hình I.4 a), b), c)). Nếu nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng các gian phòng trên (xem Hình I.4 d)). Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc theo đường di chuyển theo hành lang đó (xem Hình I.5). Hành lang này phải được bảo vệ theo quy định tại 3.3.5. |
Điều 3.2.8 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.4 |
Khoảng cách thoát nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ làm việc xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất |
Lưu ý: Hồ sơ thiết kế cần thể hiện rõ số người làm việc lớn nhất trong ca, mặt bằng bố trí dây chuyền công nghệ, giá kệ hàng; có Bảng tính toán diện tích đường thoát nạn, mật độ dòng người thoát nạn để có căn cứ xác định khoảng cách, chiều rộng thoát nạn |
- Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ làm việc xa nhất trong gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất (lối ra trực tiếp bên ngoài hoặc buồng thang bộ) quy định tại Bảng G.3. Đối với các gian phòng có diện tích lớn hơn 1 000 m2 thì khoảng cách quy định tại Bảng G.3 bao gồm cả chiều dài của đường đi theo hành lang để đến lối ra. - Khoảng cách giới hạn cho phép quy định tại Bảng G.3 với các trị số trung gian của khối tích của gian phòng được xác định bằng nội suy tuyến tính. Khoảng cách giới hạn cho phép trong Bảng G.3 được quy định cho các gian phòng có chiều cao đến 6 m. Khi chiều cao gian phòng lớn hơn 6 m, thì khoảng cách này được tăng lên như sau: khi chiều cao gian phòng đến 12 m thì tăng thêm 20 %; đến 18 m thì tăng thêm 30 %; đến 24 m thì tăng thêm 40 %, nhưng không được lớn hơn 140 m đối với gian phòng có hạng A, B và không lớn hơn 240 m đối với gian phòng có hạng C.
Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng xa nhất có diện tích không lớn hơn 1 000 m2 của nhà sản xuất đến lối ra thoát nạn gần nhất (ra ngoài hoặc vào buồng thang bộ) quy định tại Bảng G.4 |
G.1.3.1 G.1.3.2 G.1.3.3 Bảng G.3 QCVN 06:2022/BXD
G.1.4 Bảng G.4 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn từ một gian phòng của nhà sản xuất |
Như trên |
Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn từ một gian phòng của nhà sản xuất theo Bảng G.7.
Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn từ hành lang của nhà sản xuất theo Bảng G.8. Chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ hành lang ra bên ngoài hoặc vào một buồng thang bộ, phải xác định theo tổng số người cần thoát nạn qua lối ra đó và theo định mức số người trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn được quy định tại Bảng G.8 nhưng không nhỏ hơn 0,9 m |
Bảng G.7 QCVN 06:2022/BXD
G.2.2.2 Bảng G.8 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.5 |
Các quy định chung về đường và lối thoát nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng, cao thông thủy của lối ra (cửa) thoát nạn
|
Nếu sử dụng cửa hai cánh trên lối ra thoát nạn thì chiều rộng của lối ra thoát nạn chỉ được lấy bằng chiều rộng lối đi qua bên cánh mở, không được phép tính bên cánh đóng hoặc cánh cố định. Cửa hai cánh phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt. Trong các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (trừ nhà nhóm F1.3 và F1.4), các cửa thoát nạn từ các hành lang chung mỗi tầng, từ sảnh chung, phòng chờ, tiền sảnh, buồng thang bộ (trừ cửa thoát nạn trực tiếp ra ngoài trời), phải là cửa chống cháy với giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 30. |
Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn: 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F1.3; 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại. Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1. Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên. |
Điều 3.2.9 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng, cao thông thủy của hành lang thoát nạn |
|
Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn: - 1,2 m – đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F1, hơn 50 người – từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác. - 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ. - 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại. Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên. |
Điều 3.3.6 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu đường thoát nạn |
|
Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1:6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5°). Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải bố trí lan can tay vịn. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng tại 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn |
Điều 3.3.7 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Các đường không được coi là đường thoát nạn |
|
- Đường đi qua các hành lang có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa của giếng thangmáy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy; - Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn; - Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn; - Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ 3 tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp cụ thể về thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 nêu tại 3.2.1, 3.2.2, 3.2.6. |
Điều 3.3.3 QCVN 06:2022 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Tính toán chiều rộng thông thủy của hành lang trường hợp có các kết cấu nhô ra |
|
Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi: - Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi cửa được bố trí một bên hành lang; - Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi các cửa được bố trí hai bên hành lang; - Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tầng (sảnh chung) nằm giữa cửa ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F1.3. |
Điều 3.3.5 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí buồng thang thoát nạn không nhiễm khói |
|
Trong các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (trừ các nhà nhóm F5 hạng C, E không có người làm việc thường xuyên), cũng như trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói, trong đó phải bố trí buồng thang loại N1. Trong các nhà có nhiều công năng, các buồng thang bộ nối giữa các phần nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải là buồng thang bộ không nhiễm khói phù hợp với các yêu cầu của điều này, trừ các trường hợp được quy định riêng. CHÚ THÍCH: Buồng thang bộ N1 có thể được thay thế như đã nêu tại 2.5.1c) của với điều kiện hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (1 nguồn điện lưới và 1 nguồn máy phát điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra. |
Điều 3.4.13 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.6 |
Yêu cầu về thang bộ thoát nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng bản thang |
|
Không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn: a) 1,35 m đối với nhà nhóm F1.1. b) 1,2 m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người. c) 0,7 m đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ. d) 0,9 m đối với tất cả các trường hợp còn lại |
Điều 3.4.1 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Độ dốc cầu thang bộ |
|
Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1 : 1 (450) Độ dốc (góc nghiêng) của các cầu thang bộ hở đi tới các chỗ làm việc đơn lẻ cho phép tăng đến 2 : 1 (63,50). |
Điều 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều rộng mặt bậc |
|
Bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, trừ các cầu thang ngoài nhà |
Điều 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiều chiều cao bậc |
|
Chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm. |
Điều 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chiếu thang |
|
Không được nhỏ hơn chiều rộng của bản thang. |
Điều 3.4.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Khe hở thang bộ |
|
Không được nhỏ hơn 100 mm |
Điều 6.12 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Mở cửa buồng thang |
|
Các cửa đi có cánh cửa mở vào buồng thang bộ thì khi mở, cánh cửa không được làm giảm chiều rộng tính toán của các chiếu thang và bản thang |
Điều 3.4.3 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí công năng trong thang bộ thoát nạn |
|
Trong các buồng thang bộ và khoang đệm (nếu có) không cho phép bố trí: Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được; Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa cháy; Các cáp và dây điện đi hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp và dây điện cho chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ); Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng; Các lối ra gian phòng kho hoặc phòng kỹ thuật; Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của các bậc và chiếu thang. Trong không gian của các buồng thang bộ thoát nạn và khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy, không cho phép bố trí bất kỳ phòng công năng nào. * Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy.Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy. |
Điều 3.4.5 Điều 3.4.6 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Lốira từ các buồng thang bộ thoát nạn tại tầng 1 |
|
Các buồng thang bộ, trừ các trường hợp được quy định riêng trong quy chuẩn này, phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề nhà hoặc qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi với cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ trở lên qua tiền sảnh chung thì các buồng thang bộ (trừ một trong số đó) phải có cửa ra bên ngoài trực tiếp trừ lối ra dẫn vào sảnh. Trong trường hợp chỉ có một buồng thang bộ dẫn vào tiền sảnh thì buồng thang bộ này phải có lối ra ngoài trực tiếp. Cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua tiền sảnh chung đối với các nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m, diện tích mỗi tầng không quá 300 m2, có số người sử dụng ở mỗi tầng tính lớn nhất theo thiết kế được duyệt, khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng tỉ số giữa diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) quy định tại Bảng G.9 không vượt quá 50 người và toàn bộ nhà được bảo vệ hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy định hiện hành. Đối với các nhà ga hành khách và các sảnh rộng lớn có đặc điểm sử dụng tương tự, có thể coi là lối ra thoát nạn đối với các lối ra từ 50 % số buồng thang bộ (hoặc từ các hành lang) vào sảnh hành khách chung có lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài, ra cầu vượt hở bên ngoài, hoặc ra sân ga. Các buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra ngoài trực tiếp |
Điều3.4.7 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Lấy sáng cho buồng thang bộ |
|
Các buồng thang bộ phải được bảo đảm chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Trường hợp chiếu sáng tự nhiên: Trừ buồng thang bộ loại L2, việc bảo đảm chiếu sáng có thể được thực hiện bằng các lỗ lấy ánh sáng với diện tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng. Các buồng thang bộ loại L2 phải có lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao của buồng thang bộ với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 2 m2. Cho phép bố trí không quá 50 % buồng thang bộ bên trong không có các lỗ lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các trường hợp sau: Các nhà thuộc nhóm F2, F3 và F4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy; Các nhà thuộc nhóm F5 hạng C có chiều cao PCCC tới 28 m, còn hạng D và E không phụ thuộc chiều cao PCCC của nhà: đối với buồng thang loại N3 có áp suất không khí dương khi cháy. Trường hợp chiếu sáng nhân tạo: Trường hợp không bố trí được các lỗ cửa như quy định tại đoạn a) của 3.4.8 thì các buồng thang bộ thoát nạn phải là buồng thang bộ không nhiễm khói và được trang bị chiếu sáng nhân tạo, được cấp điện như chú thích tại 3.4.13 bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra, và ánh sáng phải đủ để người thoát nạn theo các buồng thang này có thể nhìn rõ đường thoát nạn và không bị lóa mắt |
Điều 3.4.8 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí buồng thang bộ N1 |
|
Trong các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (trừ các nhà nhóm F5 hạng C, E không có người làm việc thường xuyên), cũng như trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói, trong đó phải bố trí buồng thang loại N1.Trong các nhà có nhiều công năng, các buồng thang bộ nối giữa các phần nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải là buồng thang bộ không nhiễm khói phù hợp với các yêu cầu của điều này, trừ các trường hợp được quy định riêng. Cho phép: + Trong các nhà nhóm F1, F2, F3, F4 bố trí không quá 50 % buồng thang bộ loại N3 hoặc loại N2 có lối vào buồng thang đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1 (nghĩa là không yêu cầu có áp suất không khí dương trong khoang đệm này, nhưng các bộ phận bao che phải có giới hạn chịu lửa tương tự như khoang đệm ngăn cháy loại 1);+ Khi nhà có từ hai tầng hầm trở lên, việc thoát nạn từ các tầng hầm này có thể theo các buồng thang bộ loại N3, hoặc loại N2 có lối vào buồng thang đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1;Trong các nhà nhóm F5 bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói thay cho loại N1 như sau:- Trong các nhà hạng A hoặc B – các buồng thang bộ N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương thường xuyên; - Trong các nhà hạng C – các buồng thang bộ N2 hoặc N3 với áp suất không khí dương khi có cháy; - Trong các nhà hạng D, E – các buồng thang bộ N2 hoặc N3 với áp suất không khí dương khi có cháy, hoặc các buồng thang bộ L1 với điều kiện buồng thang phải được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20 m chiều cao và lối đi từ khoang này sang khoang khác của buồng thang phải đặt ở ngoài không gian của buồng thang. |
Đ 3.4.13 QCVN 06:2022
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ |
Yêucầu thiết kếthang N1 |
|
Tính không nhiễm khói của khoảng đệm không nhiễm khói dẫn tới các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải được bảo đảm bằng thông gió tự nhiên với các giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng - không gian phù hợp. Một số trường hợp được cho là phù hợp như sau:+ Các khoảng đệm không nhiễm khói phải để hở, thông với bên ngoài, thường đặt tại các góc bên trong của nhà, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau (xem Hình I.7):+ Khoảng đệm không nhiễm khói đi theo hành lang bên (xem Hình I.8 h), i) và k)) được chiếu sáng và thông gió tự nhiên bằng các lỗ thông mở ra phía và tiếp xúc với một trong những không gian sau:+ Khoảng đệm không nhiễm khói đi qua một sảnh ngăn khói có diện tích không nhỏ hơn 6 m2 với kích thước nhỏ nhất theo mỗi chiều không nhỏ hơn 2 m được ngăn cách với các khu vực liền kề của tòa nhà bằng tường ngăn cháy loại 2. Các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. |
Đ 3.4.10 QCVN 06:2022
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí thang loại 2 |
|
- Không được sử dụng thang loại 2 làm đường thoát nạn nếu nối thông từ 3 tầng sàn trở lên trừ trường hợp vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC < 28 m; - Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó; - Khi bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ sảnh tầng 1 lên tầng 2, thì sảnh này phải được ngăn cách khỏi các hành lang và các gian phòng liền kề bằng các vách ngăn cháy loại 1. |
Điều 3.2.1 Điều 3.3.3 Điều 3.2.2 Điều 4.26 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
Thang loại 2 bố trí trong gian phòng: Gian phòng, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo quy định tại 3.4.16, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó và các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1. Cho phép không ngăn cách gian phòng có cầu thang bộ loại 2 bằng các vách ngăn cháy khi: Có trang bị chữa cháy tự động trong toàn bộ nhà; Trong các nhà có chiều cao PCCC không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không quá 300 m2 |
Điều 4.27 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí thang loại 3 |
|
- Chỉ được bố trí tại các nhà < 28 m; - Các cầu thang bộ loại 3 phải được làm bằng vật liệu không cháy và được đặt ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy hiểm cháy không thấp hơn K1 và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 30. Các cầu thang bộ này phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1,0 m. |
Điều 3.4.11 QCVN 06:2022/BXD Điều 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí buồng thang bộ L1 |
|
Được phép bố trí trong tất cả các nhà có chiều cao PCCC tới 28 m; khi đó, trong nhà nhóm F5 hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng A hoặc B phải đi qua khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương |
Điều 3.4.11 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí buồng thang bộ L2 |
|
Các buồng thang bộ loại L2 được phép bố trí trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1 và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3 và F4, với chiều cao PCCC không quá 9 m. Cho phép tăng chiều cao này đến 12 m (trừ các nhà cơ sở y tế nội trú) với điều kiện lỗ mở lấy sáng trên cao được mở tự động khi có cháy. Số lượng các buồng thang như vậy (trừ các nhà nhóm F1.3 và F1.4) cho phép tối đa 50%, các buồng thang bộ còn lại phải có lỗ lấy sáng trên tường ngoài tại mỗi tầng. Khi bố trí các buồng thang bộ loại L2, còn phải bảo đảm yêu cầu sau: Đối với các nhà nhóm F1.3 dạng đơn nguyên, trong từng căn hộ có bố trí ở độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13 |
Điều 3.4.12 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Cửa thoát nạn |
|
- Cửa là loại có cánh mở ra (cửa bản lề) - Cửa đi phải mở theo chiều thoát nạn. - Không quy định chiều mở của các cửa đối với: + Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A và hoặc B. + Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên. |
Đ3.2.3 Đ3.2.10 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí thềm, cầu dỡ hàng hóa |
|
Thềm (cầu) xếp dỡ hàng hóa và sân ga xếp dỡ phải có ít nhất là 2 thang leo hoặc đường dốc được bố trí cách xa nhau (phân tán). |
A.1.3.7 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Chốt, khóa trên cửa thoát nạn |
|
Cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực. |
Đ 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu của cửa ra thoát nạn |
|
Cửa của lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 04 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải đảm bảo: - Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở. - Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà. - Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau: +Có không ít hơn hai tầng, ở đó có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác. +Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra khói buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác. +Việc quay trở lại phía trong nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một lối ra thoát nạn khác. +Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “Cửa có thể đi vào trong nhà” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí từ 1,2 m đến 1,8 m. Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang và ở mặt cửa phía hành lang trong nhà. |
Đ3.2.11 QCVN 06:2022/BXD
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Giới hạn chịu lửa của cửangăn cháy |
|
Chi tiết theo quy định tại bảng 2 QCVN 06:2022/BXD |
Bảng2 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12 |
Chữa cháy và cứu nạn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Bố trí thang chữa cháy |
|
Đối với các nhà từ 2 tầng trở lên có mái bằng hoặc mái có độ dốc nhỏ hơn 25 % với chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn mái) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà. Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của nhà. Nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 phải có ít nhất 1 lối tiếp cận lên mái cho mỗi diện tích đủ hoặc không đủ 9 300 m2 mái. Đối với nhà nhóm F5 thực hiện theo quy định tại A.1.3.1 |
Điều 6.6 A.1.3.1 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Lối lên mái và số lượng lối lên mái |
|
Đối với các nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến thành gờ hoặc mặt trên của tường chắn mái lớn hơn hoặc bằng 10 m thì cứ 40 000 m2 diện tích mặt bằng mái phải có 1 lối lên mái, nếudiện tích mặt bằng mái chưa đủ 40 000 m2 thì vẫn phải bố trí ít nhất 1 lối lên mái. Đối với nhà 1 tầng thì bố trí lối lên mái theo thang thép hở bên ngoài, còn đối với nhà nhiều tầng thì bố trí từ buồng thang bộ. Đối với các nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến mặt sàn trên cùng không quá 30 m và chiều cao của tầng trên cùng không đủ để bố trí buồng thang bộ thoát ra mái, thì cho phép bố trí một thang leo hở bằng thép để thoát nạn từ buồng thang bộ qua mái bằng thang này |
A.1.3.1 QCVN 06:2022/BXD |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Phòng trực điều khiển chống cháy |
|
Nhà sản xuất, kho có tổng diện tích sàn trên 18 000 m2 phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển. - Có diện tích đủ để bố trí các thiết bị theo yêu cầu phòng chống cháy của nhà nhưng không nhỏ hơn 6 m2;- Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn;- Được ngăn cách với các phần khác của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy loại 1;- Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của nhà;- Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà |
Điều 6.17 QCVN 06:2022/BXD |
+ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13 |
Bình chữa cháy: Tham khảo bảng đối chiếu B45 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu trang bị |
Ngoài các hạng mục nhà phải trang bị cho cả khu vực trạm hợp bộ. |
Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe |
Đ 5.1.1 TCVN 3890 - 2009 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14 |
Hệ thông báo cháy: Tham khảo bảng đối chiếu B35 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu trang bị |
|
a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;
k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên; n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên; |
Đ 6.1.3 TCVN 3890:2009 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Lưu ý |
Các central-inverter phải trang bị hệ thống báo cháy tự động để kịp thời phát hiện sự cố cháy, nổ. Cho phép sử dụng báo cháy tích hợp với hệ thống điều khiển và giám sát công nghệ (SCADA) khi phòng điều khiển hệ thống này có người thường trực 24/24; Trường hợp sử dụng dây tín hiệu của hệ thống báo cháy để kết nối và truyền tín hiệu đi xa phải sử dụng loại cáp tín hiệu là cáp quang. |
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15 |
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà: Tham khảo bảng đối chiếu B37 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu trang bị |
Yêu cầu trang bị cho trạm biến áp, các hạng mục nhà và các trạm hợp bộ. Trường hợp nhà máy điện mặt trời loại nổ trên mặt nước thì không yêu cầu bố trí cho các trạm hợp bộ. |
d) Nhà ga, kho tàng, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp, các loại công trình công cộng khác;đ) Nhà sản xuất, công trình công nghiệp. |
Đ 8.2.1 TCVN 3890:2009 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16 |
Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà: Tham khảo bảng đối chiếu B38 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu trang bị |
|
a) Nhà sản xuất có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên; đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5000 m3 trở lên; |
Đ 8.1.1 TCVN 3890:2009 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17 |
Hệ thống chữa cháy tự động: Tham khảo bảng đối chiếu B39, B41 – B44 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- |
Yêu cầu trang bị |
Hiện nay, inverter gồm 03 loại: micro-inverter (inverter nhỏ được gắn ngay tại tấm pin), string-inverter (inverter dạng tủ, hộp phục vụ cho từng dãy pin), central-inverter (inverter trung tâm phục vụ cho nhiều dãy pin) thường bố trí cùng với các thiết bị khác trong trạm hợp bộ - Đối với micro-inverter và string-inverter thì không yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động; - Đối với central-inverter phải căn cứ vào thông số kỹ thuật và cấu tạo của thiết bị để yêu cầu giải pháp chữa cháy tự động. Trường hợp inverter được lắp đặt trong container kín thì yêu cầu phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng khí. Đối với hạng mục công trình cáp: yêu cầu bắt buộc phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Cho phép chỉ trang bị cho công trình cáp trong phạm vi thuộc nhà điều khiển trạm biến áp (hầm cáp, sàn cáp) khi có giải pháp ngăn cháy lan tại vị trí tuyến cáp vào và ra tại nhà điều khiển. |
Phụ lục C. |
Phụ lục C TCVN 3890:2009 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18 |
Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan về PCCC |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Yêu cầu kỹ thuật |
Thực hiện theo bảng đối chiếu số B48 Lưu ý: Các thiết bị điện của hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng). Đối với các thiết bị điện có nguồn dự phòng riêng (ví dụ bơm diezen, tủ chống cháy có ắc quy dự phòng) thì chỉ cần một nguồn điện lưới, nhưng nguồn dự phòng riêng này phải đảm bảo hoạt động bình thường khi có cháy |
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19 |
Bơm cấp nước chữa cháy: Tham khảo bảng đối chiếu B36 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20 |
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn: Tham khảo bảng đối chiếu B46 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lưu ý:Đối với các hạng mục phụ trợ của công trình cần căn cứ theo công năng và tính chất sử dụng để lựa chọn bảng đối chiếu theo loại hình công trình cho phù hợp. |
……(3)…… |
……(4)…… |
(Chữ ký và họ tên) |
(Chữ ký và họ tên) |
Ghi chú:(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
- Quy định lắp đặt hệ thống PCCC 2023
- QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cho hệ thống chống sét
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy hệ thống chữa cháy tự động bằng nước
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy khách sạn cao tới 28m
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy nhà văn phòng đến 28m
- Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy nhà ở hỗn hợp cao tới 28m