Bảng đối chiếu thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình

 

……..(1)………
……..(2)………

BẢNG ĐỐI CHIẾU

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

 

1. Tên công trình:

2. Địa điểm xây dựng:                                                                    

3. Chủ đầu tư:                                                                     

4. Cơ quan thiết kế:                                                                     

5. Cán bộ thẩm duyệt:                                                                    

6. Các quy phạm pháp luật và Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng để đối chiếu thẩm duyệt:

- QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

- TCVN 3890:2009: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

7. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo tiêu chuẩn quy định:

TT

Nội dung

đối chiếu

Nội dung thiết kế

Bản vẽ

Nội dung quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Khoản, điều, tiêu chuẩn, quy chuẩn

Kết luận

1

Đối tượng trang bị

 

 

Hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình sau:

a) Nhà sản xuất có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;

b) Kho tàng có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;

c) Trong nhà ở gia đình từ 7 tầng trở lên; nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống từ 5 tầng trở lên;

d) Các cơ quan hành chính cao từ 6 tầng trở lên; trường học, bệnh viện cao từ 3 tầng trở lên;

đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5000 m3 trở lên;

e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ từ 300 chỗ ngồi trở lên;

f)  Chợ trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

 

Những trường hợp sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình:

a) Nhà sản xuất có bậc chịu lửa I, II và có thiết bị bên trong làm bằng vật liệu không cháy mà trong đó gia công, vận chuyển, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm là vật liệu không cháy;

b) Trong các nhà sản xuất hạng D, E có bậc chịu lửa III, IV, V mà có khối tích dưới 1000 m3;

c) Trong nhà tắm, nhà giặt công cộng;

d) Trong nhà kho làm bằng vật liệu không cháy và chứa hàng hoá không cháy;

đ) Trong trạm bơm, trạm lọc nước sạch của hệ thống thoát nước bẩn.

e) Trong các nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp không có đường ống cấp nước sinh hoạt hay sản xuất và việc cấp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ sông, hồ, ao, hay bể nước dự trữ chữa cháy.

 

Không trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình đối với nhà hoặc công trình có sử dụng hoặc bảo quản các chất mà khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra cháy, nổ hoặc ngọn lửa lan truyền rộng

Điều 8.1.1, 8.1.2, 8.1.3 TCVN 3890:2009

 

2

Phương án trang bị hệ thống

 

 

Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy sau:

- Phương án 1: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng trung bình. Phương án này được phép áp dụng với mọi loại hình công trình;

- Phương án 2: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ kết hợp với trang bị đường ống họng khô. Phương án này được phép áp dụng với nhà ở, công trình công cộng;

- Phương án 3: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ. Phương án này được phép áp dụng với các công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ công trình;

- Phương án 4: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ kết hợp với các họng nước chữa cháy lưu lượng trung bình. Phương án này được phép áp dụng với nhà ở, công trình công cộng.

CHÚ THÍCH: Trong một công trình cho phép kết hợp nhiều phương án trang bị họng nước chữa cháy khác nhau.

Căn cứ vào lưu lượng cấp nước, các họng nước chữa cháy được phân loại thành:

- Lưu lượng thấp (từ 0,2 L/s đến 1,5 L/s). Thiết bị cho họng nước chữa cháy lưu lượng thấp có đường kính là DN 5, DN 10, DN 15, DN 20, DN 25, DN 40;

- Lưu lượng trung bình (lớn hơn 1,5 L/s).

Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp thì phải bảo đảm tổng lưu lượng cấp nước và chiều cao tia nước đặc xác định theo Bảng 11, 12, 13.

Điều 5.2.1, 5.2.18 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu

 

 

 

 

 

 

Công trình dân dụng

 

 

Bảng 11 – Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu
đối với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

Nhà ở và công trình công cộng

Số tia phun chữa cháy trên 1 tầng nhà

Lưu lượng tối thiểu cho chữa cháy trong nhà, L/s, đối với một tia phun

(1)

(2)

(3)

1. Nhà ở, nhà chung cư

 

 

≤ 16 tầng,khi hành lang chung dài ≤10m

1

2,5

≤ 16 tầng,khi hành lang chung dài >10m

2

2,5

 

>16 và ≤25 tầng,khi hành lang chung dài ≤10m

2

2,5

>16và ≤25 tầng,khi hành lang chung dài >10m

3

2,5

2. Nhà hành chính1)

 

 

≤ 10 tầng và khối tích ≤25 000 m3

1

2,5

≤ 10 tầng và khối tích >25 000 m3

2

2,5

>10 tầng và khối tích≤25 000 m3

2

2,5

>10 tầng và khối tích > 25 000 m3

3

2,5

3. Phòng câu lạc bộ có sân khấu, nhà hát, rạp chiếu phim, phòng có trang bị thiết bị nghe nhìn (sinh hoạt, hội thảovà tương tự)

 

 

≤300 chỗ

2

2,5

>300 chỗ

2

5,0

4. Ký túc xá và nhà công cộng (ngoại trừ mục 2) 2)

 

 

≤ 10 tầng và khối tích ≤ 25 000 m3

1

2,5

≤10 tầng và khối tích > 25 000m3

2

2,5

>10 tầng và khối tích ≤25 000m3

2

2,5

>10 tầng và khối tích >25 000m3

3

2,5

5. Nhà hành chính-phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích

 

 

≤25 000m3

1

2,5

>25 000m3

2

2,5

1)Trụ sở cơ quan nhà nước, nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu… và các công trình có công năng tương tự.

2)Nhà công cộng và các công trình có công năng tương tự, như:

– Nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà ở riêng lẻ kết hợp công năng khác, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung;

– Cửa hàng điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá; cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống;

– Phòng khám đa khoa, chuyên khoa; thẩm mỹ viện;

– Bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ;

– Sân vận động, nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao;

– Cảng hàng không, đài kiểm soát không lưu, bến cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, công trình tàu điện ngầm, cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy;

– Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục;

– Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng

 

 

Bảng 11 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Nhà sản xuất và nhà kho

 

 

Bảng 12 - Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho

 

Bậc chịu lửa của nhà

Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà

Cấp nguy hiểm cháy của kết cấu

Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu,L/s, đối với 1 tia phun, cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho có chiều cao PCCC đến 50 m và theo khối tích,    1 000 m3

Đến 150

Trên 150

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I, II

A, B, C

S0, S1

2×2,5

3 ×2,5

D, E

Không quy định

1 ×2,5

1 ×2,5

III

A, B, C

S0

2×2,5

3 ×2,5

D, E

S0, S1

1 ×2,5

2×2,5

IV

A, B

S0

2×2,5

3 ×2,5

C

S0, S1

2 ×2,5

2 ×5

C

S2, S3

3 ×2,5

4 ×2,5

D, E

S0, S1, S2, S3

1 ×2,5

2×2,5

V

C

Không quy định

2 ×2,5

2 ×5

D, E

Không quy định

1 ×2,5

2 ×2,5

- Khi sử dụng kết cấu thép không được bảo vệ chống cháy trong các nhà bậc chịu lửa III, IV (nhóm S2, S3), cũng như kết cấu gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép (trong trường hợp này là gỗ đã qua xử lý bảo vệ chống cháy), phải tăng thêm 5 L/s;

- Khi sử dụng vật liệu là chất cháy bao quanh cấu trúc nhà bậc chịu lửa IV (nhóm S2, S3), phải tăng thêm 5 L/s với nhà có khối tích đến 10 000 m3. Khi nhà có khối tích lớn hơn 10 000 m3 thì phải tăng thêm 5 L/s cho mỗi 100 000 m3 tăng thêm hoặc phần lẻ của 100 000 m3 tăng thêm.

 

Bảng 12 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Gara ô-tô

 

 

Số lượng lăng phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu cho một tia phun chữa cháy bên trong các gara ô-tô dạng kín phải đảm bảo như sau:

- Khi thể tích khoang cháy từ 500 đến 5.000 m3: 2 lăng phun và 2,5 l/s cho một tia phun;

- Khi thể tích khoang cháy lớn hơn 5.000 m3: 2 lăng phun và 5 l/s cho một tia phun.

Cho phép không đặt đường ống cấp nước chữa cháy bên trong đối với các gara ô-tô một và hai tầng dạng ngăn có lối ra ngoài trời trực tiếp từ từng ngăn.

Điều 2.3.2.1 QCVN 13:2018/BXD

 

 

Nhà cao trên 100 m

 

 

Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà cho từng khoang cháy phải đủ cho 4 tia phun chữa cháy, lưu lượng nước mỗi tia phun không nhỏ hơn 2,5 l/s.

Trong các khoang cháy có các gian phòng công cộng, cho phép bố  trí các họng

nước chữa cháy có lưu lượng không nhỏ hơn 2,5  l/s, với điều kiện phải có các ống đứng đảm bảo cung cấp cho các họng nước đạt lưu lượng 5 l/s.

Điều A.2.27.2, A.2.27.3 QCVN 06:2022/BXD

 

4

Số tia phun đến một điểm

 

 

Số tia phun chữa cháy cho mỗi điểm cháy lấy là 02 tia đối với các công trình có yêu cầu số tia phun bằng hoặc lớn hơn 02.

 

Điều 5.2.4 QCVN 06:2022/BXD

 

5

Chiều cao tia nước đặc

 

 

Áp suất tự do của họng nước chữa cháy phải bảo đảm cho chiều cao của tia nước đặc cần thiết để chữa cháy vào mọi thời điểm trong ngày đối với khu vực cao nhất và xa nhất. Chiều cao tối thiểu và bán kính hoạt động của tia nước đặc chữa cháy phải bằng chiều cao của khu vực, tính từ sàn đến điểm cao nhất của xà (trần), nhưng không nhỏ hơn các giá trị sau:

-  Đối với nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có chiều cao đến 50 m không nhỏ hơn 6 m.

-  Đối với nhà ở cao trên 50 m không nhỏ hơn 8 m.

-  Đối với nhà công cộng, nhà sản xuất và  nhà  phụ trợ của công trình công nghiệp cao trên 50 m không nhỏ hơn 16 m.

CHÚ THÍCH 1: Áp suất của họng nước chữa cháy phải được tính toán tổn thất của cuộn vòi chữa cháy dài 10, 15 và  20 m.

CHÚ THÍCH 2: Để nhận tia nước đặc lưu lượng đến 4 l/s thì sử dụng họng nước chữa cháy DN 50, đối với lưu lượng lớn hơn phải sử dụng họng DN 65. Khi luận chứng kinh tế - kỹ  thuật cho phép thì được dùng họng nước chữa cháy DN 50 cho lưu lượng trên 4 l/s.

Điều 5.2.7 QCVN 06:2022/BXD

 

6

Đường ống đứng và họng nước

 

 

Việc xác định vị trí và số lượng đường ống đứng và họng nước chữa cháy trong nhà phải  đảm bảo quy định sau:

- Cho phép lắp đặt họng kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước tính toán không nhỏ hơn 03, còn trong nhà ở không nhỏ hơn 02.

- Trong nhà ở với chiều dài hành lang đến 10 m khi số tia nước bằng 02 cho mỗi điểm thì cho phép phun 02 tia từ một ống đứng.

- Trong nhà ở với chiều dài hành lang lớn hơn 10 m, cũng như nhà sản xuất và nhà công cộng có từ 02 tia nước tính toán trở lên cho mỗi điểm thì phải bố trí 02 tia phun từ 02 tủ chữa cháy cạnh nhau (02 họng nước khác nhau).

Phải lắp đặt họng nước chữa cháy trong các tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng hầm kỹ thuật nếu trong đó có vật liệu và kết cấu làm từ vật liệu cháy được.

Số tia nước từ mỗi tủ không được lớn hơn 2.

Điều 5.2.11 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Chiều cao lắp đặt họng

 

 

- Các họng nước chữa cháy được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao 1,20 m ± 0,15 m so với mặt sàn và đặt trong các tủ chữa cháy có lỗ thông gió, được dán niêm phong.

- Đối với họng nước chữa cháy kép, cho phép lắp đặt 01 họng nằm trên 01 họng nằm dưới, khi đó họng nằm dưới phải lắp có chiều cao không nhỏ hơn 1,0 m tính từ mặt sàn.

Điều 5.2.12 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Vị trí bố trí họng nước

 

 

Họng nước chữa cháy bên trong nhà phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang (ở nơi không có nguy cơ nước bị đóng băng) của các buồng thang (trừ các buồng thang không nhiễm khói), tại các sảnh, hành lang, lối đi và những chỗ dễ tiếp cận khác, khi đó việc bố trí phải đảm bảo không gây cản trở các hoạt động thoát nạn.

Điều 5.2.14 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Họng tiếp nước vào

 

 

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà, có đầu nối với kích cỡ phù hợp để kết nối với phương tiện chữa cháy di động. Đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, họng chờ cấp nước cho hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà phải chia thành các vùng theo chiều cao mỗi vùng không quá 50 m. Các họng này phải được lắp đặt van một chiều và niêm phong mở.

Điều 5.2.13 QCVN 06:2021/BXD

 

7

Lượng nước dự trữ chữa cháy

 

 

Trong trường hợp lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy riêng biệt với các hệ thống chữa cháy tự động, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước dùng trong 01 giờ, cho một họng nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.

Khi lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trên các hệ thống chữa cháy tự động thì thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời gian làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.

Điều 5.2.9

QCVN 06:2022/BXD

 

 

……(3)……

(Chữ ký và họ tên)

……(4)……

(Chữ ký và họ tên)

 

Ghi chú:(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản;

Các tin khác